Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông báo, các nhà máy có hệ thống dệt nhuộm có sử dụng Oxi già cho lĩnh vực tẩy trắng hoặc xử lý nước thải tại miền Nam được mời tham gia miễn phí.

{keywords}
Khâu dệt nhuộm được coi là ô nhiễm nhất trong ngành công nghiệp dệt may (ảnh: Băng Dương)

Hydro peroxide (Oxi già) thường dùng làm chất tẩy trắng mạnh trong các nhà máy dệt nhuộm, sản xuất giấy cũng như làm chất ôxi hóa trong phản ứng Fenton khử màu khu vực xử lý nước thải. Nồng độ mà các nhà máy ở Việt Nam thường dùng là khá cao (50%). Oxy già dù không độc và không gây cháy nổ, nhưng gốc oxygen tự do phân tán sẽ kết hợp với chất dễ cháy hoặc vật liệu không tương thích gây ra cháy nổ.

Hiện tại ở nhiều quốc gia, nhân viên vận hành ở các nhà máy vẫn chưa hoàn toàn nhận thức được mối nguy về hoá chất và đã có nhiều trường hợp cháy nổ xưởng xảy ra.

Điển hình là vụ cháy kho chứa hoá chất của 1 công ty năm 2014 gần chợ Kim Biên và gần đây nhất là vụ nổ ở nhà máy tại thành phố Incheon vào tháng 7 năm 2020 ở Hàn Quốc.

Để nâng cao nhận thức về cách sử dụng cũng như cách lưu trữ hoá chất Oxy già phù hợp, công ty TNHH Solvay Peroxides Việt Nam  - nhà máy sản xuất Oxy già có trụ sở tại Long An mong muốn được hỗ trợ các nhà máy dệt nhuộm ở Việt Nam qua chương trình huấn luyện và đánh giá rủi ro.

Ngành dệt là ngành công nghiệp có dây chuyền công nghệ phức tạp, áp dụng nhiều loại hình công nghệ khác nhau. Đồng thời trong quá trình sản xuất sử dụng các nguồn nguyên liệu, hoá chất khác nhau và cũng sản xuất ra nhiều mặt hàng có mẫu mã, màu sắc, chủng loại khác nhau.

Nguyên liệu chủ yếu là sơ bông, sơ nhân tạo để sản xuất các loại vải cotton và vải pha. Ngoài ra còn sử dụng các nguyên liệu như lông thú, đay gai, tơ tằm để sản xuất các mặt hàng tương ứng.

Bên cạnh những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước và những đóng góp trong vấn đế đảm bảo an sinh xã hội thì hoạt động sản xuất của ngành dệt may cũng mang lại không ít nhũng tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái.

Hoạt động sản xuất của ngành dệt may bao gồm nhiều công đoạn, từ phát triển nguổn nguyên liệu (trồng cây nguyên liệu, sản xuất bông xơ) cho tới kéo sợi, dệt vải, nhuộm hoàn tất, may và tiêu thụ sản phẩm.

Tùy thuộc vào đặc thù của từng công đoạn sản xuất mà phát sinh ra nhiều dạng ô nhiễm như: bụi, tiếng ổn, nhiệt dư, chất thải rán, khí thải và nước thải… Những đặc trưng của loại nước thải này có pH, nhiệt độ, COD cao và độ màu tương đối cao. Vấn để môi trường mà ngành dệt may Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn đó chính là nước thải. Lượng nước sử dụng trong quá trình nhuộm và hoàn tất vải có biên độ dao động lớn có thể từ 16 – 900 m3/ tấn sản phẩm.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây khi nền kinh tế phát triển mạnh đã xuất hiện nhiều nhà máy, xí nghiệp với công nghệ hiện đại ít gây ô nhiễm môi trường.

Chi Bảo