Mục tiêu trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành

Chia sẻ trong một buổi toạ đàm cùng các DN cơ khí phía Nam, ông Trần Bá Dương, chủ tịch HĐQT ô tô Trường Hải (THACO) nhấn mạnh, THACO đã phát triển được ngành cơ khí và ngành CNHT, nên trong giai đoạn phát triển sắp tới, chiến lược của THACO là từ một công ty sản xuất kinh doanh ô tô trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành.

Cơ cấu của THACO sẽ gồm 2 tập đoàn trực thuộc là ô tô và công nghiệp; 4 tổng công ty trực thuộc gồm: tổng công ty về cơ khí và công nghiệp hỗ trợ, tổng công ty về giao nhận vận chuyển - logistics, tổng công ty về đầu tư xây dựng và tổng công ty về thương mại - dịch vụ.

“Triết lý của chúng tôi là làm thật, tạo ra giá trị thật và làm một cách bài bản từ thấp lên cao, từ nhỏ đến lớn và chọn lựa các mục tiêu. Cùng với mục tiêu chúng tôi đưa ra các mô hình quản trị một cách hợp lý. Trong mô hình quản trị bao gồm quản trị nội bộ, bao gồm cả quản trị một chuỗi giá trị sản xuất, mở ra trong giai đoạn mới là sự hợp tác và hình thành một hệ sinh thái”, ông Dương cho biết.

{keywords}

Trong phát triển đa ngành của THACO, Chu Lai là một căn cứ gần như có đủ tất cả những những ngành nghề của THACO. Trong thời gian vừa rồi, phát triển của THACO chủ yếu phát triển trong nội bộ, cố gắng làm tốt để cạnh tranh được trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Có thể nói rằng, ô tô tồn tại sau 2018 là một thành tích, thành tích này không chỉ của THACO mà của cả tỉnh Quảng Nam. Vì 2018 là hội nhập ASEAN. Và như vậy chúng ta hội nhập được 3 năm.

THACO hiện nay đã giữ được 38% thị phần trên thị trường ô tô Việt Nam và cạnh tranh tốt với các xe nhập khẩu nguyên chiếc. Cùng với đó, một trong những nhiệm vụ mà trước đây chúng tôi nói đó là thông qua ô tô phát triển cơ khí, hình thành Trung tâm cơ khí đa dụng tại miền Trung và của Quảng Nam. Trước đây chúng tôi nói là định hướng, nhưng bây giờ chúng tôi mạnh dạn tổ chức và vận hành nó như một trung tâm cơ khí. Đối với trung tâm cơ khí để đầu tư được thiết bị máy móc và dây chuyền sản xuất đòi hỏi phải có sản lượng, quan hệ đầu ra và công nghệ nhất định.

“Phải thay đổi mới phát triển được…”

“Hiện nay, trung tâm cơ khí của THACO tại Chu Lai là một cơ sở về cơ khí lớn nhất Việt Nam. Đây là sự phát triển tất yếu, bởi khi anh lớn hơn thì anh phải thay đổi thì anh mới phát triển được. Đó là một đời sống sinh học bình thường của con người, của vạn vật và của chính doanh nghiệp”, ông Trần Bá Dương chia sẻ.

{keywords}

Theo ông Dương, riêng gia công cơ khí năm nay sản lượng tăng gấp đôi, nhất là xuất khẩu. Sang năm 2022, xuất khẩu về cơ khí của THACO có thể đạt 200 triệu USD. Đó là lý do đơn vị này đầu tư phát triển lớn hơn ước tính là 2.000 tỷ với yêu cầu phải làm cho kịp trong năm 2022. Khi chuyển đổi, nâng cấp sản xuất cơ khí và công nghiệp hỗ trợ của THACO thì phải có sự tổ chức lại, không còn ở trong nội bộ mà phát triển ra bên ngoài.

"Tôi xin nói với anh em doanh nghiệp, doanh nghiệp làm về cơ khí, làm về CNHT rất khó khăn, chỉ là nuôi sống công nhân, chứ còn làm nghề hôm nay không biết ngày mai, đơn hàng ở đâu, rồi càng ngày càng mai một đi. Đến lúc làm được, có đơn hàng, bắt đầu đối diện với vấn đề nhân công, kỹ sư, đào tạo họ, họ làm tốt, rồi họ nghỉ làm nơi khác, rồi rất nhiều vấn đề… mà chúng tôi đã trải qua. Cái khó thứ 2 là về mặt công nghệ, chúng ta có thể làm việc này, mà những việc khác chúng ta làm không được thì chúng ta không ra được sản phẩm cuối cùng", ông Dương nói. 

{keywords}
{keywords}

Ông chia sẻ: "Việc tiếp theo, quá trình làm, chúng tôi kiên trì làm về R&D, về thiết kế, đến giờ này, chúng tôi đã có một trung tâm R&D cho cơ khí và công nghiệp hỗ trợ, trong đó có rất nhiều phần mềm, có các kỹ sư thiết kế, có chạy mô phỏng. Những cái này là cái rất căn bản trong thiết kế để cho ra sản phẩm cuối cùng".

Theo ông Dương phân tích, hiện nay, với sự chuyển dịch về gia công cơ khí, nếu chúng ta có đủ lực lượng thì chúng ta vừa có sản xuất, chúng ta có gia công hai mặt, giải quyết được vấn đề nhanh chóng. Nếu chúng ta nhận chuyển giao gia công cơ khí thì nó là một sự chuyển giao mới. Và khi chúng ta làm tốt thì có rất nhiều nhu cầu phát sinh.

Vị chủ tịch Thaco chia sẻ, trong quá trình phát triển, tập đoàn chủ động làm tự động hóa, dây chuyền đồng bộ, chuyển giao trên máy móc, vừa chuyển giao luôn cả về quy trình sản xuất, vừa chuyển giao luôn cả nhân sự.

{keywords}

"Đó là sự thay đổi tất yếu trong quản trị. Tại vì nếu nhà máy của chúng tôi mà đi làm cái nhỏ nhặt nữa thì không tạo ra được giá trị gia tăng lớn hơn, cao hơn trong khi người khác làm được. Chúng ta sẽ thấy rằng, đối với cơ khí rất đa dạng, không đơn thuần là anh chỉ gia công mà anh phải đi tìm đầu ra. Ngày hôm nay chúng ta làm như thế nào, rồi 20 năm sau cơ khí và CNHT phát triển ra sao, trong đó có trách nhiệm của tôi", ông Dương nói.

{keywords}

Chi Bảo

Quảng Nam: Thúc đẩy công nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Quảng Nam: Thúc đẩy công nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

"Trong kế hoạch phát triển công nghiệp, UBND tỉnh đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Quảng Nam tập trung phát triển các ngành công nghiệp có sức mạnh trong và ngoài nước, ít ô nhiễm môi trường và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu..."