Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2020 với mục tiêu "Kết nối để phát triển sẽ tổ chức hoạt động "Kết nối giao thương - Business Matching" giữa các doanh nghiệp CNHT và các doanh nghiệp mua hàng (Buyer). Dự kiến sẽ có khoảng 500 phiên kết nối giữa các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm CNHT và các doanh nghiệp mua lớn, doanh nghiệp FDI tại Việt Nam như Sam Sung, Canon, Thaco, Honda, Toyota, ABB, Tùng Lâm, CPC EMEC v.v…

Trong khuôn khổ triển lãm, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã chủ trì và phối hợp với các cơ quan và tổ chức chuyên ngành liên quan tổ chức hội "Cơ hội và thách thức khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu" diễn ra vào sang ngày 10/12/2020.

{keywords}
Toàn cảnh Hội thảo Cơ hội và thách thức khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Công Nghiệp nhấn mạnh: “Thông qua hội thảo này tôi hy vọng các doanh nghiệp xác định được mình đang ở đâu, mình cần gì, làm gì để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu". 

{keywords}
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Công Nghiệp phát biểu tại Hội thảo. 

Bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch VASI cho biết: "Trong 5 năm qua chúng tôi luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên con đường tìm kiếm khách hàng. Trong những năm qua các doanh nghiệp cũng học hỏi được rất nhiều khi tiếp cận được chuỗi cung ứng toàn cầu. Số lượng doanh nghiệp trở thành nhà cung cấp được cho các công ty nước ngoài, Châu Âu, Đức, Ý, Anh... ngày một tăng”.

Theo bà Bình, những thách thức chính khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu đối với doanh nghiệp Việt Nam đó là thiếu tiêu chuẩn quản lý phù hợp; Không đáp ứng được giá theo yêu cầu; Không đáp ứng được đơn hàng, doanh nghiệp nhỏ chỉ đáp ứng được đơn hàng nhỏ vì thiếu vốn, thiếu năng lực quản lý; Thiếu các công đoạn gia công có chất lượng để sản xuất cụm hoàn chỉnh. Bên cạnh đó việc, thiếu kênh phân phối và năng lực thương mại hạn chế, thiếu thông tin.

{keywords}
Bà Trương thị Chí Bình. 

Cùng với đó, bà Bình cho rằng, doanh nghiệp FDI vào Việt Nam bên cạnh việc mang lại những cơ hội lớn cho Việt Nam như tăng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc, thu hút nguồn thu mua dich chuyển khỏi Trung Quốc thì một số thách thức các doanh nghiệp Việt cũng phải đối mặt. Trong đó cạnh tranh về nguồn cung ứng ngay tại thị trường nội địa sẽ xảy ra. Cạnh tranh về lao động chất lượng cao. Theo đó chi phí lao động, môi trường, tiêu chuẩn cũng bị đẩy lên. Quy định về hợp đồng sẽ thay đổi như trả chậm, ràng buộc nhiều bên....

Hội thảo được tổ chức với mục tiêu tạo ra mối liên kết, đối thoại giữa các công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp hỗ trợ với các nhà hoạt định chiến lược, chính sách nhằm đưa ra các luật định, giải pháp phù hợp để thúc đấy phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo tại Việt Nam.

Khánh Vy