Ngày 04/09/2020, tại Khu Công Nghiệp Dệt May Rạng Đông - Aurora IP “Lễ ký kết hợp đồng thuê đất và bàn giao đất để xây dựng nhà máy” giữa Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc Cát Tường và một Công ty đến từ Nhật Bản đã diễn ra thành công tốt đẹp.

{keywords}
Lễ ký kết hợp đồng thuê đất và ban giao đất tại Khu Công Nghiệp Dệt May Rạng Đông - Aurora IP 
{keywords}
Lễ ký kết hợp đồng thuê đất và ban giao đất tại Khu Công Nghiệp Dệt May Rạng Đông - Aurora IP

Sự kiện này đã đánh dấu sự hợp tác mang tầm quốc tế giữa Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc Cát Tường (Việt Nam) và đối tác là Tập đoàn hàng đầu Nhật Bản. Điều này sẽ tạo động lực và niềm tin để hàng loạt các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến “đặt bản doanh” tại đây.

Với mục tiêu định hướng trở thành khu công nghiệp mang tầm vóc quốc tế, ngay từ khi mới ra mắt dự án đã nhanh chóng trở thành tâm điểm bởi nằm trong Khu kinh tế Ninh Cơ với tổng diện tích quy hoạch gần 14.000ha, bao gồm nhiều hạng mục được đầu tư mạnh như: sân bay, nhà máy điện, cảng biển quốc tế, khu đô thị du lịch sinh thái…

Đến nay, giai đoạn 1 của dự án với tổng diện tích gần 520ha đã hoàn thiện hạ tầng và cơ sở pháp lý, sẵn sàng “đón sóng” đầu tư trong và ngoài nước.

Chủ đầu tư Cát Tường và các doanh nghiệp đang quyết tâm thực hiện các mục tiêu lớn của Khu công nghiệp này.

Cụ thể, giai đoạn 1, từ nay tới 2020, khu công nghiệp đầu tư sản xuất 1 tỷ mét vải. Giai đoạn 2, đến năm 2030, khu công nghiệp mở rộng lên 850ha với đầu tư sản xuất tăng lên 1,5 tỷ mét vải. Từ đây, bước sang giai đoạn 3, năm 2035, nơi đây sẽ trở thành khu đô thị thương mại thời trang dệt may hiện đại.

Chủ đầu tư cho biết, khu công nghiệp sẽ thu hút các FDI và doanh nghiệp lớn trong khâu dệt nhuộm, áp dụng công nghệ hiện đại, liên kết với doanh nghiệp Việt, qua đó thúc đẩy phát triển ngành dệt may Việt Nam.

Ngành công nghiệp dệt may bắt đầu du nhập vào Việt Nam khoảng từ cuối thế kỷ XIX, lúc bấy giờ Nam Định được xem là thủ phủ của ngành dệt, sợi, nhuộm. Khu công nghiệp dệt Nam Định được thành lập vào năm 1889, từ đó đến nay qua hơn một thế kỷ, nơi đây vẫn là một trong những địa bàn trọng điểm của dệt may – ngành công nghiệp đưa Việt Nam nằm trong tốp 3 nước xuất khẩu cao nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Tuy nhiên, thực trạng cho thấy công nghiệp dệt may Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chủ yếu thiên về gia công, công nghệ lạc hậu, còn thiếu vắng các khu công nghiệp được đầu tư, xây dựng hiện đại theo chuẩn quốc tế…

Thế giới đang dần trở nên “phẳng” hơn nhờ các tiến bộ của khoa học và công nghệ. Khu Công Nghiệp Dệt May Rạng Đông - Aurora IP hội tụ loạt ưu thế về vốn đầu tư mạnh, quy hoạch đồng bộ và chuẩn hóa cùng với tính chuyên nghiệp, uy tín từ chủ đầu tư. Tin chắc rằng trong tương lai không xa, dự án này sẽ còn tạo nên nhiều bước ngoặt lớn cho BĐS Công Nghiệp nói riêng và thị trường BĐS Việt Nam nói chung.

Thu Ngân