Bà Trần Thị Thu Trang, Giám đốc Công ty điện tử Hanel cho biết, chúng tôi sản xuất các bản mạch chính cho các sản phẩm điện tử, là công nghệ lõi. Nếu như nhà nước tập trung ưu đãi thay vì dàn trải, Nhà nước sẽ hỗ trợ toàn diện tập trung nhanh và mạnh vào con đường phát triển công nghệ cao và phát triển công nghệ hỗ trợ cho các doanh nghiệp như Hanel hiện nay.

{keywords}
Doanh nghiệp CNHT đề xuất chính sách ưu đãi phải trọng tâm


 
“Tôi nghĩ rằng là chắc chắn những doanh nghiệp thì Hanel sẽ sẵn sàng đón nhận cơ hội này để có thể có những bước đi lớn hơn và có thể sản xuất tất cả những sản phẩm thiết bị dùng cuối để xuất khẩu ra thị trường châu Âu hoặc châu Mỹ”, bà Trang nói.
Một đơn vị cung cấp linh kiện ô tô - ông Lê Xuân Hiệp, Phó TGĐ Công ty CP dụng cụ cơ khí xuất khẩu (EMTC) cho hay, lĩnh vực ô tô là một lĩnh vực rất là mới, cũng chưa có nhiều người cạnh tranh ở Việt Nam cũng như là thị phần của nó rất là lớn. Chúng tôi mong muốn rằng Bộ Công Thương cùng với các doanh nghiệp giúp đỡ doanh nghiệp nâng cao thể trạng ở các nhà cung cấp. Bộ công thương là đầu mối liên kết làm thế nào đấy để các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng gặp gỡ được các người cần mua là các hãng sản xuất ô tô nổi tiếng ở Việt Nam, ở trên thế giới.
 
Với ngành dệt may, ông Đào Văn Phương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty Dệt lụa Nam Định chia sẻ,  tôi nghĩ rằng cơ chế chính sách của Chính phủ, của Bộ Công Thương và của các tỉnh (tức là các địa phương) tôi nghĩ cũng rất là quan trọng. Trước đây ngành dệt có chiến lược tăng tốc của ngành dệt may và chính phủ có một thời gian đã có những ưu đãi về vay vốn, đầu tư. Tuy nhiên trong những năm gần đây thì ưu đãi đó không còn. Chúng tôi thấy rằng các ưu đãi của các địa phương như về cơ chế đất đai, vay vốn hỗ trợ xử lí môi trường là cần thiết để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp.
Ông Phương nhấn mạnh, ngoài ra các chính sách về khuyến khích xuất nhập khẩu thông qua các chính sách về thuế thì tôi nghĩ rằng là cũng rất quan trọng để tạo ra cho các doanh nghiệp một “sức khỏe” ban đầu, cũng như là có vốn để tái đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng được năng lực mà có thể sánh vai được với các doanh nghiệp của nước ngoài.
Với ông Nguyễn Quang Hào, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Cao su Sao Vàng, đầu tiên để có thể theo kịp được thị trường thì đầu tiên phải có sự cố gắng rất lớn của doanh nghiệp. Tại vì doanh nghiệp có chịu đầu tư máy móc, thiết bị, đầu tư công nghệ mới và tiếp cận những cái mới thì doanh nghiệp mới có thể đủ sức cạnh tranh với thị trường. Nhưng để cho doanh nghiệp có thể có những bước nhả vọt trong giai đoạn hiện tại thì Đảng và Nhà nước và đặc biệt là Bộ Công Thương cần phải có những cơ chế chính sách làm thế nào để cho hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Ví dụ như là Bộ Công Thương nên thành lập các trung tâm tìm kiếm và hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận được với những chuyển giao công nghệ mới.
Để tháo gỡ khó khăn, Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ ban hành Nghị quyết về thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ với nhiều giải pháp chính sách cho ngành CNHT trong cơ khí trọng điểm, điện tử, dệt may, da - giày, sản xuất lắp ráp ô tô... nhằm tạo thị trường cho công nghiệp hỗ trợ phát triển và phù hợp với đặc điểm từng ngành.
 
Nhiều doanh nghiệp và các chuyên gia đều kiến nghị, Nghị quyết cần sớm được ban hành để tạo nền tảng cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển đột phá trong giai đoạn tới.

Băng Dương