Những hiệu ứng tích cực từ Hiệp định CPTPP- hiệp định không có Mỹ đối với Việt Nam đã bắt đầu giảm dần. Điển hình nhất là ngành dệt may.

Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), ông Trương Văn Cẩm, ngành dệt may đang khan hiếm đơn hàng.  Lượng đơn hàng của nhiều công ty chỉ bằng khoảng 70% cùng kỳ năm 2018. Các nhà nhập khẩu đã liên tục dịch chuyển đơn hàng từ Việt Nam sang Bangladesh, Ấn Độ hoặc Myanmar. 

Nhiều doanh nghiệp mới chỉ có đơn hàng sản xuất đến hết quý III. Điều này cho thấy, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đang gặp khó khăn trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về giá và chi phí sản xuất ngày càng cao. 

{keywords}
Dệt may Việt Nam sụt giảm đơn hàng xuất khẩu

Ngay cả với các thị trường trong CPTPP, tình hình không mấy khả qua. Đơn cử như thị trường Nhật cũng đang giảm xuống. Nhật chiếm thị phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đối với các nước CPTPP, đạt 3,8 tỉ USD, kế đến là Canada đạt 666 triệu USD, Úc 222 triệu USD.

Theo các chuyên gia, hạn chế lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam khiến giảm sức cạnh tranh là chi phí nhân công gia tăng và công nghiệp hỗ trợ yếu kém. Trong đó, khâu nhuộm vẫn là nút thắt của toàn ngành. Với quy tắc xuất xứ từ sợi, các DN Việt khó hưởng lợi hoàn toàn từ CPTPP.

Trong nửa đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khoảng 6,7 tỉ USD nguyên phụ liệu dệt may, chủ yếu từ các thị trường ngoài CPTPP.

Tuy vậy, các chuyên gia trong ngành đang kỳ vọng, vốn FDI chảy vào liên tục, tập trung vào sản xuất thượng nguồn (sợi và vải) sẽ giúp chuỗi giá trị dệt may của Việt Nam đang được hoàn thiện. Các nhà doanh nghiệp may mặc chuyển hướng sang các phương thức sản xuất tiên tiến, như mua nguyên liệu bán thành phẩm (FOB) và sản xuất thiết kế gốc (ODM) giúp cải thiện biên lợi nhuận.

Những DN lớn đang ưu tiên sản xuất những dòng sản phẩm có nguồn nguyên phụ liệu trong nước để được ưu đãi về thuế quan, tăng cường chuỗi cung ứng trong nước từ sợi, dệt và vải, hợp tác với các đầu tư, liên doanh cung cấp nguyên phụ liệu đáp ứng các yêu cầu của CPTPP.

Thu Ngân