Phát triển công nghiệp hỗ trợ được xem là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Ngành sản xuất này hiện diện ở hầu khắp các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, từ dệt may, da giày, cơ khí, ô tô, linh kiện điện tử…

Sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ sẽ quyết định tới mức độ nội địa hoá của các sản phẩm tại Việt Nam, quyết định tới hàm lượng giá trị gia tăng trong nước và thể hiện được nội lực của nền kinh tế.

{keywords}
Linh kiện do công ty TNHH Công nghệ ASG sản xuất (ảnh: Văn Thành)

Tuy nhiên, dù có nhiều chính sách ưu đãi ban hành, năng lực sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước được nâng lên, tỷ lệ nội địa hóa của một số ngành công nghiệp đã dần được cải thiệnnhưng hiện, vẫn không như kỳ vọng.

Một số doanh nghiệp điện tử tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu. Còn lại hầu hết chỉ cung cấp những linh kiện có giá trị gia tăng thấp cho các vệ tinh của các tập đoàn FDI.
Có bề dày hoạt động gần 30 năm nhưng công ty Cổ phần cơ điện Tomecochỉ có thể xuất khẩu linh kiện cơ khí sang Mỹ và Nhật. Còn tại Việt Nam, doanh nghiệp không thể bán hàng trực tiếp cho các tập đoàn FDI mà phải bán cho các vệ tinh của họ.

Ông Lê Quý Khả, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần cơ điện TOMECOchia sẻ, ví dụ, Samsung khi vào Việt Nam đã mang theo hàng loạt vệ tinh cung cấp linh kiện và họ có trình độ hơn doanh nghiệp Việt. Họ có lòng tin với nhau tốt hơn. Do đó, doanh nghiệp Việt vào được chuỗi của họ là vô cùng khó khăn.

{keywords}
Các công ty nhỏ đều mong muốn mở rộng sản xuất (ảnh: Văn Thành)


Ông Nguyễn Xuân Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ ASG cho biết thêm: “Đơn hàng nhỏ thì chúngtôi đáp ứng được còn đơn hàng lớn thì đầu tư thiết bị thiếu nhà xưởng không đủ tiêu chuẩn nên các DN nhỏ khó nhận được đơn hàng từ các tập đoàn lớn”.

Với bối cảnh đó, các doanh nghiệp công nghiệp có quy mô rất nhỏ, nên phần lớn các mặt hàng này là sản phẩm nhựa, bao bì đóng gói, linh kiện in ấn và những linh kiện có hàm lượngcông nghệ thấp. Doanhnghiệp trong nước còn rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp hỗ trợ  FDI bởi giá thành quá cao.

Bà TrươngThị Chí Bình,Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cũng đồng cảm với doanh nghiệp. Bà Bình cho hay, chi phí đầu vào quá qua trong khi trình độ của các doanh nghiệp Việt còn yếu. Ví dụ, khác với FDI, doanh nghiệp Việt thường xuyên chịu các khoản chi phí không chính chức, lãi suất ngân hàng cao, thuê đất cũng giá cao nên càng làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nói cách khác, cửa vào được hệ thống của các FDI là cực kỳ hẹp.

Theo Bộ Công thương, hiện chỉ có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng trong lĩnh vực cơ khí, điện tử, dệt may gia dầy, các doah nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng được những linh kiện đơn giản còn linh kiện phức t thì chưa đáp ứng được.
 
Với 99% có qui mô nhỏ và siêu nhỏ, các doanh nghiệp hỗ trợ trong nước không chỉ thiếu vốn, thiếu đất để xây dựng nhà xưởng mà còn thiếu những chính sách thiết thực để phát triển và đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp hỗ trợ có vốn nước ngoài.

Trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp hỗ trợ cho rằng các chính sách này chỉ mang ý nghĩa động viên về tinh thần vì các doanh nghiệp rất khó tiếp cận.

Thanh Thúy