Ngày 27/10/,  Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức đã hội thảo "Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp hỗ trợ trong bối cảnh đa dạng hóa chuỗi cung ứng".

Bà Ann Mawe, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam nhận định, Việt Nam đang có cơ hội đặc biệt để củng cố vị thế của mình như một lựa chọn sản xuất thay thế hàng đầu. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn hơn – đó là tăng giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng, thay vì chỉ tăng giá trị thương mại một cách đơn thuần.

{keywords}
Doanh nghiệp giới thiệu công nghệ tại hội thảo 
{keywords}
Doanh nghiệp giới thiệu công nghệ tại hội thảo
{keywords}
Thuỵ Điển hỗ trợ VN tăng năng lực cạnh tranh cho ngành sản xuất


Thụy Điển có thể hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ bền vững bằng cách tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, cũng như nâng cao hiệu quả của dây chuyền sản xuất. Theo đó, các doanh nghiệp Thụy Điển có thể hỗ trợ về mặt công nghệ cũng như tài chính, để Việt Nam được trang bị tốt nhất khi tiếp cận với công nghiệp 4.0, đồng thời nắm bắt các cơ hội mà Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) và chuyển dịch chuỗi cung ứng mang lại.

Một số tổ chức tài chính của chính phủ Thụy Điển như Quỹ tín dụng Xuất khẩu Thụy Điển (EKN) và Tổ chức Tín dụng Xuất khẩu Thụy Điển (SEK) hiện có thể đưa ra các gói hỗ trợ tín dụng các công ty Thụy Điển khi hợp tác với các công ty của Việt Nam, cả trong khối chính phủ và tư nhân.

Về phía Việt Nam, các chính sách thời gian gần đây đang đi đúng hướng trong việc thúc đẩy khu vực công nghiệp phụ trợ theo hướng bền vững và sáng tạo.

Thụy Điển được coi là một trong những quốc gia bền vững và đổi mới nhất trên thế giới, đứng thứ hai trong Chỉ số Đổi mới Toàn Cầu. Các công ty Thụy Điển có lịch sử lâu đời trong việc cung cấp các giải pháp đẳng cấp thế giới cho các ứng dụng sản xuất và công nghiệp. Một số công ty như ABB và Ericsson hiện đang tham gia thiết lập cơ sở trung bày sản xuất thông minh hiện đại tại Việt Nam, trong khi Atlas Copco và Hexagon cũng đang đóng góp rất nhiều giải pháp cho lĩnh vực sản xuất nội địa.

Cụ thể, công ty Ericsson đang hỗ trợ Chính phủ Việt Nam giúp đẩy nhanh việc áp dụng công nghiệp 4.0. Một ví dụ điển hình khác là ABB, gần đây đã cung cấp 1.200 robot cho VinFast. Hai công ty này cũng đang thành lập một cơ sở trưng bày sản xuất thông minh hiện đại tại Việt Nam vào năm 2021. Trong khi đó, Atlas Copco và Hexagon, với các giải pháp cho lĩnh vực sản xuất, cũng đang đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của một số dự án tại Việt Nam. Các công ty này hoan nghênh được trở thành một phần trong công cuộc phục hồi xanh của Việt Nam trong thời kỳ hậu Covid-19.

Tại hội thảo, ông Denis Brunetti - Chủ tịch Công ty Ericsson Việt Nam, Myanmar Cambodia và Lào, cho biết tự động hóa và mạng 5G sẽ là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của sản xuất và công nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là đối với việc đa dạng hóa và kết nối chuỗi cung ứng.

Trong đó, tự động hóa trong những thập kỷ tới đây sẽ làm tăng hiệu suất và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp bằng việc áp dụng các dây truyền sản xuất tự động và sử dụng robot cho các công việc có tính lặp lại trong nhiều ngành nghề, bao gồm nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp tới bán lẻ…

Khoảng 70% số công việc đang có sẽ bị thay thế bởi tự động hóa trong 3 thập kỷ tới đây tại Việt Nam và khoảng 56% công việc đang có tại khu vực ASEAN cũng sẽ bị thay thế như vậy.

Chính phủ, bởi vậy, sẽ phải có những phương án và chiến lược để thích nghi với sự thay đổi về công nghệ với tự động hóa sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong kỷ nguyên số thông qua việc đào tạo và nâng cấp lực lượng lao động qua các đào tạo nâng cao, cùng với đó là việc đầu tư vào cộng đồng startup nơi sản sinh ra nhiều ứng dụng công nghệ mới. Các ngành nghề và công việc hoàn toàn mới, theo đó, sẽ được hình thành thay thế cho các công việc đã bị thay thế bởi quá trình tự động hóa.

Ngoài ra, thông qua các startup, Việt Nam có thể thu hút đầu tư vào công nghệ từ các nhà đầu tư nước ngoài, qua đó nâng cao chất lượng của dòng vốn đầu tư ngoại vốn dĩ chỉ tập trung vào sản xuất mang giá trị thấp trong các thập kỷ trước.

Làn sóng đầu tư FDI trong 20,30 năm tới đây sẽ là làn sóng đầu tư tập trung vào khoa học, công nghệ cao, sáng tạo, và tất cả đều được kích hoạt nhờ mạng lưới 5G. Kết quả sẽ là rất nhiều doanh nghiệp mới, công việc mới, lĩnh vực mới được tạo ra, nhiều hơn rất nhiều so với số lượng bị thay thế bởi tự động hóa.

Và nhờ những chính sách cải thiện môi trường kinh doanh của chính phủ, Việt Nam đã trở thành một điểm đến được lựa chọn bởi nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Ericsson dự đoán 2/3 ngành công nghiệp sản xuất toàn cầu sẽ được đặt tại châu Á tới năm 2025, và Việt Nam sẽ thu hút được rất nhiều cơ hội từ đó nhờ sự tập trung của chính phủ vào công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cũng như sự ổn định về chính trị.

Theo Nghị quyết 115/NQ-CP vừa được ban hành ngày 6/8 nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, VIệt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025, có khoảng 1.000 doanh nghiệp Việt Nam sẽ có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng nội địa, chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

Trong đó, doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 30%. Năm 2030, Việt Nam có khoảng 2.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có thể đáp ứng 70% nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng nội địa, chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp.

Băng Dương