Dù chưa có dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ; không có tổ chức, cá nhân đăng ký xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp ưu tiên phát triển theo quy
định tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ và Thông tư số 55/2015/TT-BCT ngày 30/12/2015 của Bộ Công Thương nhưng Sơn La vẫn đang rất nỗ lực để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư trong lĩnh vực mởi mẻ này.

{keywords}
tỉnh Sơn La xác định mục tiêu đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường, gắn với thế mạnh của địa phương.

Theo Kế hoạch phát triển công nghiệp địa phương trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030, tỉnh Sơn La xác định mục tiêu đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường; kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp;

Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng lợi thế của tỉnh như: Năng lượng tái tạo; chế biến nông sản; một số ngành sản xuất công nghiệp có sử dụng nhiều lao động. Tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đẩy mạnh thu hút đầu tư theo hướng có chọn lọc, hình thành các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung, tạo ảnh hưởng lan tỏa đến phát triển kinh tế của tỉnh;

Với đặc thù là tỉnh miền núi, có thể mạnh về đất đai, trong giai đoạn 2021-2030, Sơn La tập trung hình thành một số sản phẩm công nghiệp chế biến, nhất là sản phẩm chế biến xuất khẩu có thể cạnh tranh, tham gia vào chuỗi giá trị trong nước, từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Sơn La phấn đấu đạt tỷ trọng công nghiệp trong GRDP là 40%; trong đó tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 25%. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến đạt tối thiểu 45%.

Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân từ 10%/năm trở lên, trong đó công nghiệp chế biến đạt bình quân trên 15%/năm. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đạt trên 70%.

Hoàng Hiệp

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỷ để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỷ để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển

Tỉnh Vĩnh Phúc sẽ chi gần 100 tỷ đồng trong 4 năm (từ 2022-2025) để hiện thực hoá các mục tiêu trong Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.