Như VietNamNet đã đưa tin, Nghị định 111 ban hành năm 2015 về phát triển công nghiệp hỗ trợ hiện hành mới chỉ đưa ra danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển mà chưa đề cập đến công nghệ sản xuất sản phẩm CNHT.

Điều đó khiến cho các doanh nghiệp chuyên xử lý các công nghệ như rèn , dập, đúc, mạ, tráng, sơn, nhuộm, thuộc da… là công đoạn quan trọng quyết định chất lượng của sản xuất CNHT lại không được ưu đãi.

{keywords}
Sản xuất linh kiện cơ khí tại công ty Mai Văn Đáng (ảnh: Băng Dương)

Theo báo cáo rà soát từ Cục Công nghiệp, các DN CNHT vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận vốn, đất đai…

Đơn cử như về chính sách tín dung, các doanh nghiệp CNHT chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa nhưng đòi hỏi vốn lớn cho đầu tư máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công nghệ, vật liệu và nhân lực kỹ thuật trình độ cao. Sản xuất CNHT là tạo ra các bán thành phẩm, phụ thuộc nhiều vào khách hàng là nhà sản xuất các sản phẩm cuối cùng.

Do đó, doanh nghiệp khó có được các chiến lược thị trường rõ ràng như đối với sản xuất hàng hóa thông thường. Các yêu cầu này làm cho CNHT là lĩnh vực rất khó để bắt đầu khởi tạo sản xuất.

Hiện tại, do những đặc thù của sản xuất CNHT như: Doanh nghiệp không có đủ tài sản để thế chấp vay vốn; báo cáo tài chính không khả thi do đầu tư ban đầu quá lớn, hồ sơ vay vốn khó thuyết phục cơ quan tín dụng…, các doanh nghiệp CNHT rất khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.

Cục Công nghiệp phân tích cho thấy, thực tế cho thấy, trước khi Nghị định số 111/2015/NĐ-CP được ban hành, trong thời gian Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về phát triển công nghiệp hỗ trợ có hiệu lực, không có doanh nghiệp CNHT có quy mô nhỏ và vừa nào được bảo lãnh vay và vay vốn qua Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB).

Mặc dù thủ tục xác nhận ưu đãi cho các dự án sản xuất sản phẩm CNHT đã được đơn giản hóa tối đa, cho đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp CNHT nào được bảo lãnh vay và vay vốn từ VDB. Nguyên nhân chính là VDB được thiết kế hoạt động không để phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tín dụng có quy mô nhỏ.

Về chính sách về đất đai và môi trường, Nghị định 111/2015/NĐ-CP quy định những ưu đãi về miễn giảm tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước, cũng như việc xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường của các Dự án sản xuất sản phẩm CNHT thuộc Danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển - đặc biệt là cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, trong pháp luật về đất đai và môi trường không có các quy định đặc thù và rõ ràng về các ưu đãi này cho các dự án công nghiệp hỗ trợ. Do đó, cho đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp CNHT nào tiếp cận được với các ưu đãi nói trên.

Về đối tượng xác nhận ưu đãi, Điều 11 Nghị định 111/2015/NĐ-CP quy định Đối tượng và thủ tục xác nhận ưu đãi. Trong đó, Dự án sản xuất sản phẩm CNHT thuộc Danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển: Bao gồm dự án đầu tư mới, dự án mở rộng và đổi mới công nghệ có ứng dụng thiết bị mới, quy trình sản xuất mới, sản xuất sản phẩm với năng lực sản xuất tăng ít nhất 20%.

Tuy nhiên, trong thực tế,  doanh nghiệp có nhiều dự án hoặc một dự án nhưng đầu tư mở rộng nhiều lần vào các thời điểm khác nhau. Nghị định chưa quy định cụ thể, rõ ràng dự án hoạt động từ thời điểm nào thì doanh nghiệp được hưởng ưu đãi nên cũng gây khó khăn cho việc thực hiện thủ tục cấp giấy xác nhận ưu đãi.

Trong các doanh nghiệp đề nghị xác nhận ưu đãi và được cấp giấy xác nhận ưu đãi hầu hết là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu; các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước được hưởng ưu đãi chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Điều này ít nhiều hạn chế tác động lan tỏa của chính sách ưu đãi đối với CNHT đến ngành công nghiệp trong nước.

Ngoài ra, các quy định về hỗ trợ tìm kiếm thị trường, công nghệ sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, quản trị doanh nghiệp… của nhà nước tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP đều mới chỉ dừng ở mức quy định chung, chưa rõ ràng, cụ thể. Do vậy, Chính phủ chưa có nhiều các hoạt động hỗ trợ hiệu quả để tận dụng lợi thế và giảm tác động tiêu cực từ hội nhập kinh tế toàn cầu cho doanh nghiệp CNHT trong nước phát triển và cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nghị định 111/2015/NĐ-CP cũng chưa đề cập đến quy định về Mô hình phát triển cụm CNHT như kinh nghiệm thành công trong phát triển CNHT của một số nước trên thế giới.

Chính bởi những tồn tại bất cập này, mới đây, Cục Công nghiệp đã đề xuất phải sửa đổi, bổ sung Nghị định 111 để đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn hơn.

Rào cản phát triển CNHT: Doanh nghiệp khó vẫn khó trăm bề

Mặc dù Nghị định 111/2015 về phát triển công nghiệp hỗ trợ đã được ra một hệ thống các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp, nhưng nhìn lại sau 2 năm, vẫn còn nhiều khoảng trống chính sách khiến DN vẫn gặp khó trăm bề.

Như VietNamNet đã đưa tin, Nghị định 111 hiện hành mới chỉ đưa ra danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển mà chưa đề cập đến công nghệ sản xuất sản phẩm CNHT. Điều đó khiến cho các doanh nghiệp chuyên xử lý các công nghệ như rèn , dập, đúc, mạ, tráng, sơn, nhuộm, thuộc da… là công đoạn quan trọng quyết định chất lượng của sản xuất CNHT lại không được ưu đãi.

Theo báo cáo rà soát từ Cục Công nghiệp, các DN CNHT vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận vốn, đất đai…

Đơn cử như về chính sách tín dung, các doanh nghiệp CNHT chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa nhưng đòi hỏi vốn lớn cho đầu tư máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công nghệ, vật liệu và nhân lực kỹ thuật trình độ cao. Sản xuất CNHT là tạo ra các bán thành phẩm, phụ thuộc nhiều vào khách hàng là nhà sản xuất các sản phẩm cuối cùng.

Do đó, doanh nghiệp khó có được các chiến lược thị trường rõ ràng như đối với sản xuất hàng hóa thông thường. Các yêu cầu này làm cho CNHT là lĩnh vực rất khó để bắt đầu khởi tạo sản xuất.

Hiện tại, do những đặc thù của sản xuất CNHT như: Doanh nghiệp không có đủ tài sản để thế chấp vay vốn; báo cáo tài chính không khả thi do đầu tư ban đầu quá lớn, hồ sơ vay vốn khó thuyết phục cơ quan tín dụng…, các doanh nghiệp CNHT rất khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.

Cục Công nghiệp phân tích cho thấy, thực tế cho thấy, trước khi Nghị định số 111/2015/NĐ-CP được ban hành, trong thời gian Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về phát triển công nghiệp hỗ trợ có hiệu lực, không có doanh nghiệp CNHT có quy mô nhỏ và vừa nào được bảo lãnh vay và vay vốn qua Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB).

Mặc dù thủ tục xác nhận ưu đãi cho các dự án sản xuất sản phẩm CNHT đã được đơn giản hóa tối đa, cho đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp CNHT nào được bảo lãnh vay và vay vốn từ VDB. Nguyên nhân chính là VDB được thiết kế hoạt động không để phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tín dụng có quy mô nhỏ.

Về chính sách về đất đai và môi trường, Nghị định 111/2015/NĐ-CP quy định những ưu đãi về miễn giảm tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước, cũng như việc xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường của các Dự án sản xuất sản phẩm CNHT thuộc Danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển - đặc biệt là cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, trong pháp luật về đất đai và môi trường không có các quy định đặc thù và rõ ràng về các ưu đãi này cho các dự án công nghiệp hỗ trợ. Do đó, cho đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp CNHT nào tiếp cận được với các ưu đãi nói trên.

Về đối tượng xác nhận ưu đãi, Điều 11 Nghị định 111/2015/NĐ-CP quy định Đối tượng và thủ tục xác nhận ưu đãi. Trong đó, Dự án sản xuất sản phẩm CNHT thuộc Danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển: Bao gồm dự án đầu tư mới, dự án mở rộng và đổi mới công nghệ có ứng dụng thiết bị mới, quy trình sản xuất mới, sản xuất sản phẩm với năng lực sản xuất tăng ít nhất 20%.

Tuy nhiên, trong thực tế,  doanh nghiệp có nhiều dự án hoặc một dự án nhưng đầu tư mở rộng nhiều lần vào các thời điểm khác nhau. Nghị định chưa quy định cụ thể, rõ ràng dự án hoạt động từ thời điểm nào thì doanh nghiệp được hưởng ưu đãi nên cũng gây khó khăn cho việc thực hiện thủ tục cấp giấy xác nhận ưu đãi.

Trong các doanh nghiệp đề nghị xác nhận ưu đãi và được cấp giấy xác nhận ưu đãi hầu hết là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu; các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước được hưởng ưu đãi chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Điều này ít nhiều hạn chế tác động lan tỏa của chính sách ưu đãi đối với CNHT đến ngành công nghiệp trong nước.

Ngoài ra, các quy định về hỗ trợ tìm kiếm thị trường, công nghệ sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, quản trị doanh nghiệp… của nhà nước tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP đều mới chỉ dừng ở mức quy định chung, chưa rõ ràng, cụ thể. Do vậy, Chính phủ chưa có nhiều các hoạt động hỗ trợ hiệu quả để tận dụng lợi thế và giảm tác động tiêu cực từ hội nhập kinh tế toàn cầu cho doanh nghiệp CNHT trong nước phát triển và cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nghị định 111/2015/NĐ-CP cũng chưa đề cập đến quy định về Mô hình phát triển cụm CNHT như kinh nghiệm thành công trong phát triển CNHT của một số nước trên thế giới.

Chính bởi những tồn tại bất cập này, mới đây, Cục Công nghiệp đã đề xuất phải sửa đổi, bổ sung Nghị định 111 để đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn hơn.

Băng Dương

 

Tọa đàm trực tuyến: Tiềm năng phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ô tô Việt Nam

Tọa đàm trực tuyến: Tiềm năng phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ô tô Việt Nam

15h chiều nay, báo VietNamNet tổ chức tọa đàm trực tuyến: “Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành ô tô và sản xuất công nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp” với sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp và Vụ chính sách thuế, Bộ Tài chính.