Trong khi các doanh nghiệp cơ khí nội địa hầu hết có công nghệ lạc hậu, vốn ít, quản trị kém thì các doanh nghiệp FDI thường được hưởng nhiều chính sách ưu tiên về đất đai, thuế...

Do đó, doanh nghiệp Việt gặp khó khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài sòng phẳng. Bất lợi ngay trên sân nhà, nếu Nhà nước không có chính sách bảo vệ, hỗ trợ phù hợp.

{keywords}
Ngành cơ khí Việt Nam đóng góp nhiều vào việc hỗ trợ sản xuất, lắp máy trong nước

Với định hướng Chính phủ kiến tạo, Nhà nước hoàn toàn có thể kiến tạo để ngành cơ khí thực sự phát triển để đáp ứng được sứ mệnh là ngành công nghiệp nền tảng, là xương sống của nền công nghiệp trong công cuộc CNH-HĐH đất nước theo định hướng XHCN.

Hỗ trợ lớn nhất mà doanh nghiệp cần sự giúp đỡ của Nhà nước chính là thị trường cho các sản phẩm cơ khí, đặc biệt là cơ khí trong xây dựng cơ sở hạ tầng cần được nội địa hóa như: Các nhà máy nhiệt điện; Đường sắt và đường bộ cao tốc Bắc Nam; Các sân bay, đặc biệt là sân bay Long Thành sắp tới; Các công trình theo chương trình chống ngập tại TP HCM, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và cả nước;

Các công trình Thủy điện cột nước thấp; Các dự án nhà cao tầng và các dự án CSHT khác. Bên cạnh đó, Chính phủ cần định hướng để các nhà thiết kế mạnh dạn áp dụng kết cấu thép nhiều hơn thay thế cho các công trình bê tông truyền thống không thực sự hiệu quả bằng giải pháp sử dụng kết cấu thép.

Đại diện Tổng Công ty Cơ điện xây dựng - CTCP (Agrimeco) cho hay, để phát triển ngành cơ khí chế tạo, hỗ trợ đắc lực cho các ngành khác, Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế, về quy định trong sử dụng đất đai làm cơ khí cũng như về vốn có thể tiếp cận để ngành cơ khí Việt Nam thực sự lớn mạnh để đáp ứng sứ mệnh của ngành, cũng như là một phần không thể thiếu trong xã hội hội nhập cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Hoàng Hiệp