Phóng viên: Thưa ông, tình hình dịch bệnh Covid-19 vừa qua ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các DN nói chung. Bối cảnh này đã tác động ra sao tới các DN CNHT trên địa bàn?

Ông Trần Quốc Huy: Hiện Vĩnh Phúc có khoảng 340 doanh nghiệp CNHT, trong đó chủ yếu trong lĩnh vực điện, điện tử (204), cơ khí (87), ô tô (69), xe máy (60).

Trước làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 với tốc độ lây lan lớn, tính nguy hiểm cao, toàn quốc phải tăng cường giãn cách xã hội để thực hiện công tác phòng, chống dịch, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi sản xuất nói chung.

Vĩnh Phúc là tỉnh thực hiện rất tốt công tác phòng, chống dịch, chưa có doanh nghiệp nào phải dừng sản xuất, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP năm 2021 của tỉnh vẫn tăng ở mức cao (11,72%).

Tuy nhiên, các doanh nghiệp CNHT của Vĩnh Phúc vẫn nằm trong chuỗi sản xuất nói chung nên cũng bị ảnh hưởng rất lớn, nhất là trong Quý III/2021, tác động xấu đến việc tăng chỉ số IIP, trong đó lĩnh vực CNHT cho ngành ô tô, xe máy bị tác động lớn nhất (sản lượng CNHT cho ô tô, xe máy năm 2021 giảm so với năm 2020 khoảng 10%).

{keywords}

Trong điều kiện đó, Chính phủ đã rất kịp thời ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” và các biện pháp hỗ trợ khác, các doanh nghiệp nói chung, trong đó có các doanh nghiệp CNHT đã rất nhanh chóng hồi phục, sản xuất công nghiệp trong Quý IV và nhất là tháng 12/2021 đã tăng trưởng trở lại rất tích cực.

Phóng viên: Để trở thành vệ tinh cho các DN FDI lớn, các DN sẽ phải đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe. Ông đánh giá ra sao về năng lực cạnh tranh, trình độ sản xuất của các DN CNHT trên địa bàn?

{keywords}

Ông Trần Quốc Huy: Thực trạng hiện nay của đa số các doanh nghiệp CNHT nội địa Việt Nam nói chung, trong đó có Vĩnh Phúc là quy mô, năng lực sản xuất còn nhiều hạn chế, thiếu nguồn lực, công nghệ, đội ngũ quản lý trình độ cao để có nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành.

Hầu như các doanh nghiệp CNHT ở vị trí nhà cung ứng cấp 1 đều là các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp nội địa vừa thiếu, vừa nằm ở vị trí thấp trong chuỗi, giá trị gia tăng không cao.

Tuy nhiên, Vĩnh Phúc cũng có nhiều doanh nghiệp FDI và cả doanh nghiệp DDI đã là những nhà cung cấp cấp 1 cho một số tập đoàn toàn cầu như Samsung, Panasonic, Honda, Toyota…, đây cũng chính là lợi thế của Vĩnh Phúc.

Để các doanh nghiệp CNHT Việt Nam phát triển, đây thật sự là bài toàn nan giải, tôi nghĩ ngoài sự nỗ lực, khát vọng, quyết tâm phát triển của chính các doanh nghiệp thì rất cần những chiến lược, chính sách căn cơ, đồng bộ, thiết thực, mạnh mẽ hơn của Nhà nước.

Phóng viên: Địa bàn tỉnh có nhiều khu công nghiệp cũng như các FDI lớn. Vậy, việc hình thành các chuỗi liên kết CNHT hiện nay ra sao?

{keywords}

Ông Trần Quốc Huy: Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều KCN, CCN nhưng hầu hết sự liên kết để tạo thành các chuỗi CNHT chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu của các nhà sản xuất đầu chuỗi.

Các doanh nghiệp FDI đầu chuỗi khi đầu tư vào Vĩnh Phúc hoặc khu vực lân cận đều khảo sát trước để tìm kiếm, hợp tác với các doanh nghiệp CNHT có sẵn trên địa bàn hoặc hợp tác với các doanh nghiệp FDI khác trong chuỗi cung ứng để cùng vào đầu tư nhằm đảm bảo nguồn cung cấp. Tỉnh Vĩnh Phúc luôn tạo điều kiện tốt nhất về thủ tục, giới thiệu địa điểm, đất đai để các doanh nghiệp trong chuỗi liên kết đầu tư.

{keywords}

Trên địa bàn tỉnh cũng đã hình thành một số chuỗi liên kết, với các doanh nghiệp đầu chuỗi lớn như Samsung, Panasonic, Honda, Toyota, Piaggio…, nhưng tham gia vào chuỗi vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp FDI, chưa có nhiều doanh nghiệp nội địa. Do vậy, sản lượng công nghiệp của tỉnh tăng lên, xuất khẩu cũng tăng lên nhưng giá trị gia tăng chưa tăng tương xứng.

Phóng viên: Nhiều DN kỳ vọng sở ban ngành sẽ có các chính sách hỗ trợ như xúc tiến kết nối, đào tạo, ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai. Cho đến nay, việc triển khai các chính sách ưu đãi cho DN CNHT trên địa bàn tỉnh có những bước tiến nào?

{keywords}

Ông Trần Quốc Huy: Trong những năm qua, Vĩnh Phúc luôn quan tâm xây dựng và hoàn thiện các chính sách, chương trình để tạo điều kiện phát triển CNHT. Tại các chính sách này chúng tôi đã có đầy đủ các nội dung như xúc tiến kết nối, đào tạo, ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai... tuy nhiên hiệu quả thực tế còn nhiều hạn chế.


Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII, đã xác định một đột phá trong nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2020-2025 là: “ Tập trung xây dựng cơ chế chính sách đặc thù để thu hút, giải phóng các nguồn lực đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội theo nguyên tắc hiệu quả, bền vững. Trong đó, ưu tiên thu hút phát triển cụm ngành công nghiệp điện tử công nghệ cao, đưa Vĩnh Phúc trở thành một trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước. Trước mắt, quy hoạch để phát triển 01 khu công nghiệp công nghệ cao, xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo của tỉnh”.

Cùng với việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 06/8/2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, các cơ quan chức năng của tỉnh đang tiếp tục rà soát, nghiên cứu xây dựng những chính sách đặc thù của địa phương để cụ thể hóa các chủ trương, giải pháp nêu trên.


Hiện nay, Vĩnh Phúc đang hoàn chỉnh Đề án “ Hỗ trợ kết nối, liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp của tỉnh với các doanh nghiệp FDI từng bước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Trong Quy hoạch tỉnh đang xây dựng, cũng đã xác định công nghiệp hỗ trợ (nhất là trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, ô tô, xe máy) được ưu tiên phát triển, trong đó sẽ quy hoạch 01 KCN dành cho CNHT, bố trí tối thiểu 20% diện tích đất của các KCN mới cho công nghiệp hỗ trợ.

Trong thời gian tới, Sở Công thương và các ngành chức năng sẽ tiếp tục tham mưu và triển khai, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Chính phủ, của Tỉnh gắn với điều kiện thực tế, phát huy các thế mạnh sẵn có để tạo điều kiện, thúc đẩy CNHT trên địa bàn tỉnh phát triển.

{keywords}

Bản thân tôi hy vọng rằng, cùng với các biện pháp hỗ trợ, đồng hành của Chính phủ, của địa phương, với khát vọng phát triển, các doanh nghiệp sẽ nỗ lực vượt qua thách thức, chủ động tìm kiếm và tận dụng được các cơ hội để phát triển, từng bước đặt chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu và ngày càng lớn mạnh, góp phần hoàn thành tốt mục tiêu Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra  “Phấn đấu đến năm 2025: Vĩnh Phúc là tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp của vùng và cả nước”.

Thực hiện: Thanh Thuý

Thiết kế: Phạm Luyện