Bà Đỗ Thị Thuý Hương, UV BCH Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam tiếp tục chia sẻ với VietNamNet về góc nhìn của mình trong lĩnh vực công nghiêp hỗ trợ ngành điện tử.

Tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Phillippines, những vùng lãnh thổ như Hongkong, Đài Loan, người ta không gọi là ngành công nghiệp hỗ trợ chung chung mà người ta gọi là ngành công nghiệp vật liệu và linh kiện. Điều đó nói lên cái cội rễ của một nền công nghiệp phải được phát triển trên một nền tảng.

Chúng ta có những bài học rất lớn từ những nước ngay trong khu vực mà chúng ta vừa mới ký FDI. Nhật Bản họ tiên phong, đổi mới, sáng tạo mà về sau Hàn Quốc copy y chang, đặc biệt là công nghiệp bán dẫn. 

Và Hàn Quốc không sáng tạo mới nhưng họ được Chính phủ đầu tư hỗ trợ cho ngành công nghiệp điện tử bằng việc mua, đầu tư công nghiệp bán dẫn từ Nhật Bản. Vừa mua và và học, thế nhưng họ  làm được và những năm sơ khởi nhất thì phải nói là chính phủ Hàn quốc đã có những bước đi đúng đắn. Chính phủ  hình thành những Chebol – những tập đoàn Quốc gia rất là lớn, là anh cả đỏ, đi đầu, dẫn đầu để dẫn dắt một chuỗi lớn của doanh nghiệp nội địa.

{keywords}
Kỳ vọng Việt Nam có “anh cả đỏ” trong ngành điện tử

Thế nhưng, Việt Nam hiện đã kí rất nhiều Hiệp định thương mại tự do ở khu vực và quốc tế khiến việc hỗ trợ doanh nghiệp Việt nhưng tôi nghĩ là không thể không có và vẫn phải làm. Dù muộn vẫn phải làm và chúng tôi rất kỳ vọng là chúng ta cũng có những anh cả đỏ của ngành công nghiệp điện tử để dẫn dắt và là những doanh nghiệp đầu chuỗi và các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thuộc công nghiệp hỗ trợ thì rất muốn là  nhà cung cấp cho những cái anh cả đỏ đó.

Tôi lấy ví dụ khi Vinfast vừa mới ra đời thì cũng rất là nhiều doanh nghiệp đánh tiếng kết nối, từ cơ khí, cơ điện tử, nhựa… là sẵn sàng đánh tiếng để cho chúng tôi tham gia vào chuỗi.  Từ khâu thiết kế thì anh làm thế nào để sử dụng được tốt nhất những cái nguồn lực của doanh nghiệp nội. Và chúng tôi đang thiết lập những trao đổi cụ thể với những nhà sản xuất đầu chuỗi đó. Ví dụ như là Vinsmart, Tập đoàn Viettel…

Chúng tôi rất muốn là Chính phủ tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp nội địa đấy, có điều kiện phát triển hơn nữa, có điều kiện tích lũy đủ để trở thành anh cả đỏ dẫn dắt nền công nghiệp của Việt Nam.

{keywords}
Vinfast có thể trở thành “anh cả đỏ” trong ngành công nghiệp VN

Khi đó, chúng ta mới có cơ hội công nghiệp hóa hiện đại hóa. Chúng ta đi tắt đón đầu nhưng không có nghĩa là chúng ta bỏ qua những bước để ta đi nhanh hơn, tận dụng nhưng cũng có những bước ta không thể bỏ qua.

Chúng tôi thường trăn trở và chia sẻ với nhau làm sao phải tạo ra được một thương hiệu quốc gia mạnh và có doanh nghiệp đầu chuỗi là doanh nghiệp nội địa và phải được một chính sách mạnh mẽ để ủng hộ như vậy.

 Dù chậm, dù vướng rất nhiều quy định quốc tế nhưng chúng ta phải làm và sẽ làm được dựa trên những rào cản kĩ thuật mà chúng ta có thể làm.

Hoặc chúng ta có rất nhiều phương pháp hỗ trợ mềm cho doanh nghiệp mà nó không vướng vào những quy định của hội nhập quốc tế mà chúng ta có thể thực hiện được. Đấy là điểm thứ nhất.

Điểm thứ hai nữa, tôi đề nghị thu hút FDI phải hết sức chọn lọc, không chào đón một cách dàn trải nữa. Chính sách thu hút FDI cách đây 5 năm của chính phủ là rất tốt nhưng không có nghĩa là dùng chính sách 5 năm đấy áp dụng vào bây giờ. Bởi vì mỗi thời điểm, chính sách chỉ phù hợp tại thời điểm đó. Nó đúng tại thời điểm đó nhưng không có nghĩa là nó đúng vĩnh viễn nên tôi rất mong các nhà hoạch định chính sách phải điều chỉnh.

Điểm thứ ba cũng là thông điệp mà các anh vừa chia sẻ, là riêng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ là phải có luật. Luật rõ ràng, mạch lạc thì tính tuân thủ mới cao. Hiện nay, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chỉ mới có một Nghị định 111 và bị nhiều đạo luật đè lên.

Chúng tôi nói một cách hình tượng hóa là chúng tôi vướng rất  nhiều những bức trần kính. Chúng tôi có thể nhìn được tương lai rất xa nhưng chúng tôi vướng những bức trần kính mà không thể qua được. Đấy là những đạo luật của mình hiện hữu nhưng chưa phá vỡ được trần kính đó.

Băng Dương (ghi)