{keywords}

Để đánh giá kết quả đạt được của công nghiệp hỗ trợ trong thời gian qua, báo Vietnamnet đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương về vấn đề này.
 

{keywords}

 - Năm 2011, quyết định 12 của Thủ tướng về phát triển công nghiệp hỗ trợ ra đời, ông có thể đánh giá như thế nào về những chuyển biến trong môi trường chính sách trong 10 năm này?
 
Trong 10 năm qua, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ đang ngày càng được hoàn thiện, thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ, với sự ra đời của Nghị định 111 thay thế Quyết định 12 và Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ được phê duyệt bởi Quyết định 68 của Thủ tướng Chính phủ.
 
Những nỗ lực của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức phát triển, nhờ đó, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có thêm các kênh hỗ trợ, nâng cao năng lực, kết nối với các doanh nghiệp đầu tàu để tham gia chuỗi cung ứng.
 
- Trong 10 năm đó, ông đánh giá ra sao về sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam?
 
Có thể nói, cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ là một phần không tách rời với cộng đồng doanh nghiệp nói chung. Môi trường đầu tư kinh doanh, sự hoàn thiện dần dần của khung chính sách phát triển doanh nghiệp nói chung (Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ) đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước phát triển.
 
Trong 10 năm qua, công nghiệp hỗ trợ đã có sự phát triển vượt bậc cả về quy mô và năng lực, trình độ sản xuất. Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã không ngừng gia tăng về số lượng, tham gia ngày càng sâu vào các chuỗi sản xuất trong nước và toàn cầu.
 
Tỷ lệ nội địa hóa một số ngành công nghiệp ưu tiên ngày càng được nâng cao như công nghiệp ô tô, điện tử. Bên cạnh tham gia vào các chuỗi sản xuất nội địa, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã bước đầu tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu thông qua việc xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, ô tô…
 
Trong lĩnh vực ô tô, cơ khí, các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nước nỗ lực trong việc hình thành chuỗi cung ứng, tham gia đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước để đủ điều kiện trở thành nhà cung cấp.
 
Đã có một số doanh nghiệp được lựa chọn cung cấp phụ tùng linh kiện cơ khí, nhựa cho các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô như Toyota, Ford, Honda, Trường Hải, Vinfast…

{keywords}
{keywords}

- Theo ông, tại Việt Nam, chúng ta có những thuận lợi và khó khăn đặc thù gì khi thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển?
 
Công nghiệp hỗ trợ là các doanh nghiệp ở trung nguồn, cung cấp phụ tùng linh kiện, nguyên vật liệu đầu vào cho các doanh nghiệp ở hạ nguồn sản xuất lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh.
 
Sản phẩm của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ là hàng hoá trung gian, được cung cấp cho doanh nghiệp sản xuất lắp ráp để lắp thành sản phẩm hoàn chỉnh, tức là phải tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp sản xuất lắp ráp sản phẩm cuối cùng. Với nét đặc thù này, công nghiệp hỗ trợ có những thuận lợi, khó khăn của riêng mình.
 
Về thuận lợi, phần lớn doanh nghiệp sản xuất lắp ráp sản phẩm cuối cùng đã có mặt ở Việt Nam cả trong ngành ô tô, cơ khí, điện tử, DM-DG có cơ hội tiếp cận, tham gia chuỗi cung ứng. FTA mở ra cơ hội tiếp cận thị trường và tiếp nhận công nghệ tiên tiến
 
Sự dịch chuyển chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn tạo cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tiếp cận khách hàng mới, đơn hàng mới, mở rộng quy mô.
 
Bên cạnh đó, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ sản xuất phụ tùng linh kiện xe máy đã có nền tảng, có thể tham gia chuỗi cung ứng ngành nghề, lĩnh vực khác như ô tô, điện tử, phụ liệu DM-DG…
 
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng gặp một số khó khăn như nền tảng, xuất phát điểm của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thấp, cả về vốn, trình độ công nghệ, năng lực quản lý sản xuất, quản trị doanh nghiệp…
 
Khung pháp lý, chính sách chưa đầy đủ, quy mô các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp còn hạn chế, khó có thể bao phủ hết doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
 
Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, thiếu sự kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp.

{keywords}

 - Từ chính sách đến cuộc sống là một khoảng cách lớn. Có nhiều chính sách mà doanh nghiệp chưa tiếp cận tốt. Theo ông, đâu là nguyên nhân và cần giải quyết ra sao?
 
Theo tôi, doanh nghiệp chưa tiếp cận được chính sách có thể do nguyên nhân từ phía doanh nghiệp hoặc do bản thân chính sách chưa khả thi.
 
Về phía doanh nghiệp, có nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến các chính sách liên quan, nên chưa tận dụng được những chương trình hỗ trợ của Chính phủ để nâng cao năng lực cạnh tranh, kết nối với khách hàng, mở rộng quy mô thị trường.
 
Về phía chính sách, các quy định hoặc là chưa rõ ràng, hoặc chưa phù hợp với thực tế nên thiếu tính khả thi, khó thực hiện; thủ tục phức tạp, đòi hỏi chi phí tuân thủ  lớn, cả về thời gian và tài chính.
 
Để giải quyết vấn đề này, tôi cho rằng, trước hết cần đẩy mạnh truyền thông để doanh nghiệp hiểu và nắm bắt thông tin về chính sách tốt, và hiệu quả hơn; đơn giản hoá các thủ tục tiếp cận chính sách để tăng tính khả thi; nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trinh hỗ trợ, dịch vụ công để thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hơn.
 

{keywords}

- Trong nhiều văn bản chính sách gần đây có đề cập đến vai trò của địa phương trong việc phân bổ nguồn lực, lập chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ. Ông có thể nói gì về vai trò của các cấp địa phương trong vấn đề này?
 
Các chương trình của Chính phủ hạn chế về nguồn lực và độ bao phủ, đôi khi không phù hợp với định hướng phát triển ở địa phương. Do đó, cần có sự tham gia, vào cuộc của địa phương, chung tay cùng các chương trình ở cấp trung ương để đảm bảo các doanh nghiệp được quan tâm, hỗ trợ đầy đủ.
 
Các địa phương có thể thiết kế các chính sách, chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại địa phương, vừa đảm bảo tính phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của địa phương, vừa giúp giải quyết đúng những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trên địa bàn.

{keywords}

- Để đạt mục tiêu công nghiệp hoá trong giai đoạn tới, ông đánh giá ra sao về các thách thức phải vượt qua?
 
Mục tiêu đặt ra khá tham vọng, với xuất phát điểm thấp do năm 2021 gặp khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19, để đạt được mục tiêu của năm 2025 đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Phát triển công nghiệp hỗ trợ là mục tiêu lâu dài để đảm bảo tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế.
 
Công nghiệp hỗ trợ không tự phát triển, vì phải có khách hàng, thị trường. Khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp sản phẩm cuối cùng, trong khi phần lớn là doanh nghiệp FDI, đã có sẵn hệ sinh thái và mạng lưới nhà cung ứng toàn cầu.
 
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp này phải cạnh tranh với các nhà cung ứng trên phạm vi toàn cầu, không chỉ là với các doanh nghiệp trong nước, đòi hỏi các dn công nghiệp hỗ trợ phải nỗ lực nhiều hơn.
 
Chính vì thế, cần có sự hỗ trợ, đồng hành của Chính phủ để hình thành doanh nghiệp lớn đầu tàu, dẫn dắt doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia chuỗi cung ứng, và xây dựng hệ thống pháp lý cùng hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển.
 
- Ông có kỳ vọng lớn gì về sự thay đổi đột phá trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam trong thời gian tới?
 
Để mang lại sự đột phá trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trong thời gian tới, trước tiên cần có sự thay đổi, cải thiện môi trường chính sách, môi trường đầu tư kinh doanh. Điều này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh mẽ hơn.
 
Với sự phát triển của cuộc các mạng 4.0, các doanh nghiệp cần tham gia vào quá trình chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá về năng suất, nâng cao năng lực cạnh tranh.
 
Thứ ba, sự lớn mạnh của các tập đoàn tư nhân trong nước trong ngành chế biến chế tạo sẽ tạo động lực và cơ hội cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển, hình thành chuỗi cung ứng trong nước.
 
Bên cạnh đó, xu hướng tái cấu trúc chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia do ảnh hưởng bởi Covid-19 và dịch chuyển sản xuất cũng sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ bứt phá, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

{keywords}

 Thực hiện: Văn Thành

Thiết kế: Hải Nam