Mục tiêu của chương trình là tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ thuộc các lĩnh vực: điện tử, ô tô, dệt may - da giày và công nghiệp công nghệ cao. Các doanh nghiệp tham gia chương trình được hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh, trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước.

Đồng thời, chương trình sẽ xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài; hỗ trợ việc áp dụng hệ thống quản lý trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất.

Đặc biệt, chương trình giúp các doanh nghiệp đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm; truyền thông, phổ biến thông tin về hoạt động công nghiệp hỗ trợ…

{keywords}
Mới đây, Sở Công Thương triển khai việc đăng ký tham gia Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2021 cho các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ảnh minh họa.

Hiện nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có khoảng 25 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, nhưng sự phát triển của các đơn vị còn chậm. Tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp hỗ trợ ở Khánh Hòa chỉ chiếm 4,4% tổng giá trị sản xuất CN toàn tỉnh; hàng năm đóng góp ngân sách khoảng 35 tỷ đồng. Tổng số lao động ngành công nghiệp hỗ trợ sử dụng chiếm khoảng 9,5% lao động ngành CN. 

Đặc biệt, công nghiệp hỗ trợ đóng tàu từ lâu được xem là thế mạnh của CN cơ khí Khánh Hòa. Trên địa bàn TP. Nha Trang, thị xã Ninh Hòa và huyện Cam Lâm tập trung nhiều DN làm nhà thầu phụ cho Công ty TNHH Nhà máy Tàu biển Hyundai Vinashin (HVS) và Nhà máy đóng tàu Cam Ranh. Những hạng mục phụ trợ mà các DN cơ khí thường xuyên thi công gồm: lan can, cầu thang, thông gió, ống khói, sàn thao tác... của tàu thủy. Những sản phẩm này đều được đánh giá cao và đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Minh Đức