{keywords}
Tọa đàm: "Ngành dệt may Việt Nam trước thách thức và cơ hội từ thị trường châu Âu”

“Chúng ta có sợi nhưng không có dệt, không có nhuộm”

Tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Ngành dệt may Việt Nam trước thách thức và cơ hội từ thị trường châu Âu” hôm 2/8, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) nhận định, khâu yếu nhất hiện nay của ngành là khâu dệt và điểm nghẽn là nhuộm.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam đồng tình với nhận định, tăng trưởng nguồn nguyên phụ liệu trong nước là một trong những thách thức đối vưới ngành dệt may Việt Nam

“Phần liên quan đến nhuộm hoàn tất đang là thách thức cực kỳ lớn đối với dệt may Việt Nam, là điểm nghẽn phần cung thiếu hụt của ngành dệt may Việt Nam hiện nay”, ông Vũ Đức Giang chia sẻ.

Cùng tham dự tọa đàm, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập phân tích thêm: “nói chính xác hơn vấn đề nguồn cung nguyên phụ liệu đối với ngành dệt may Việt Nam là một thách thức không chỉ cho ngành dệt may mà là thách thức cho việc tận dụng các cơ hội.

Nếu không đáp ứng được các quy tắc xuất xứ, chúng ta xuất khẩu với mức thuế như cũ và không được hưởng ưu đãi. Nếu có nguồn cung nguyên liệu phù hợp và đáp ứng quy tắc xuất xứ có liên quan thì hàng hóa của Việt Nam nói chung và hàng dệt may của Việt Nam nói riêng có thể được hưởng lợi từ ưu đãi thuế quan Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU”.

Với hiện trạng như hiện nay, mặc dù có rất nhiều nỗ lực, nhưng khoảng 90% nguyên phụ liệu của chúng ta hiện nay đang nhập khẩu từ các nguồn không phải là thành viên của Hiệp định và không được ưu đãi cộng gộp trong hiệp định. Đây là một vấn đề vướng mắc của chúng ta.

Theo nghiên cứu của một số dự án, ngành dệt may được đánh giá là ngành không được hưởng lợi nhất trong tăng trưởng sản lượng hay tăng trưởng xuất khẩu sang EU với Hiệp định thương mại tự do nhưng được đánh giá là ngành hưởng nhiều lợi nhất từ việc phát triển chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu. Đây là một cơ hội cho ngành dệt may.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU cùng với các hiệp định khác mà Việt Nam vừa mới ký đều có yêu cầu rất cao về quy tắc xuất xứ. Đây chính là động cơ thúc đẩy cho đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào ngành hiện nay được xem là nút thắt trong nguồn cung nguyên liệu cho ngành dệt may Việt Nam, đó là ngành dệt và dệt nhuộm.

“Nguồn cung nguyên liệu từ đoan sợi, một vài năm trước đây chúng ta khó khăn cả phần sợi này, hiện nay phần sợi đã có tiến bộ hơn nhiều, chúng ta đã có xuất khẩu sợi. Một vài năm trước đây xuất khẩu sợi của chúng ta phần nhiều, vì chất lượng sợi chưa được tốt lắm, chưa sử dụng được nhiều trong sản xuất hàng dệt may yêu cầu chất lượng cao. Lý do quan trọng là chúng ta có sợi nhưng không có dệt, không có nhuộm, chúng ta không thể để sợi đấy ở Việt Nam được”, bà Trang chỉ rõ.

Các hiệp định sẽ giúp giải bài toán nguồn cung

Tuy nhiên bà Trang cũng kỳ vọng, những động lực được tạo ra bởi các hiệp định như FTA Việt Nam-EU, CPTPP hay các hiệp định khác, trong tương lai đầu tư cho dệt nhuộm của Việt Nam sẽ tốt hơn, giúp Việt Nam giải quyết bài toán nguồn cung cho ngành dệt may.

Gần đây, có những DN của Pháp đã đầu tư vào dệt may Việt Nam. Năm 2018, một tập đoàn của Đức đã đầu tư vào nhà máy kéo sợi len lông cừu tại thành phố Đà Lạt, hay như hàng loạt tập đoàn của Mỹ đầu tư vào dệt may của Việt Nam. Hoặc như mới đây, Isarel đầu tư vào một nhà máy cực kỳ hiện đại vào Bình Định từ kéo sợ, dệt, nhuộm hoàn tất và may.

Việt Nam bây giờ có trên 10 triệu cọc sợi, chúng ta là nước xuất khẩu sơi, năm 2018, chúng ta xuất khẩu trên 3 tỷ USD tiền sợi, và năm nay dự kiến ngành sợi không chỉ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Một năm chúng ta xuất khẩu sang Trung Quốc hai mặt hàng chủ lực, một là sản phẩm sợi các loại khoảng 1,7 -1,8 tỷ USD/năm, thứ hai là các sản phẩm may mặc. Ông Vũ Đức Giang nhìn nhận, đây là một trong những thời cơ phát triển bền vững trong những năm 2025-2030.

Nhìn thấy rất nhiều lợi thế từ những dòng đầu tư từ trong nước hay đầu tư từ các nguồn vốn FDI, ông Vũ Đức Giang cho rằng, đối với các địa phương, đây là cơ hội của cả nước chứ không phải một ngành, nên cần bàn sâu để tới đây phát triển ngành công nghiệp dệt may và các ngành công nghiệp phụ trợ khác, không chỉ dệt may.

“Tôi tin tưởng rằng trong chiến lược của ngành sẽ đáp ứng được yêu cầu xuất xứ cũng như yêu cầu đòi hỏi của các điều khoản của hiệp định thương mại FTA-EU trong thời gian tới”, ông Vũ Đức Giang thực sự tin tưởng.

Bích Vân