Chính sách công nghiệp hỗ trợ thời gian vừa qua đã có nhiều chuyển biến. Năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định 111/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ. Năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ. Năm 2021, chính sách ưu đãi tiếp tục được sửa đổi bổ sung với Nghị định 57 sửa đổi điều khoản về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp CNHT ở các Nghị định trước đó.
 
Theo đó, các DN sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực này đều được Nhà nước ưu đãi qua các chính sách như miễn giảm thuế, cấp bù lãi suất, hỗ trợ tín dụng, mặt bằng…
Tuy nhiên, việc tiếp cận chính sách vẫn rất khó khăn và còn nhiều điểm nghẽn trong khâu thực hiện.
 
Để cung cấp thêm thông tin sâu rộng hơn tới doanh nghiệp, báo VietnamNet tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến: Giải đáp các chính sách về công nghiệp hỗ trợ. Chương trình sẽ diễn ra lúc 14h hôm nay.
 
Chương trình có 2 vị khách mời tham dự:
 
Bà Lê Huyền Nga, Trưởng phòng Công nghiệp hỗ trợ, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương
Ông Cao Văn Bình, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp tại Hà Nội.
 
Ngay bây giờ, xin mời độc giả, doanh nghiệp có thể gửi câu hỏi tại đây hoặc gửi câu hỏi qua phần bình luận dưới bài viết.

Trân trọng cảm ơn!

VietNamNet

Toạ đàm: Vai trò của công nghiệp chế biến chế tạo trong kinh tế Việt Nam

Toạ đàm: Vai trò của công nghiệp chế biến chế tạo trong kinh tế Việt Nam

Công nghiệp là trụ cột quan trọng của nền kinh tế. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ đạo. Cần nhận diện rõ công nghiệp hóa và vai trò của công nghiệp chế biến chế tạo trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 ra sao?