Hiệp hội ngành hàng với việc hình thành chuỗi cung ứng

Hiệp hội Dệt may cho rằng, động lực để liên kết chuỗi cung ứng ngành dệt may hiện nay gồm hoa hồng, giảm giá và thu mua lại, môi trường bình đẳng theo định hướng thay đổi phương thức thức chủ yếu là gia công sang tham gia chuỗi cung ứng từ khâu thiết kế mẫu mã, sản xuất với tỷ trọng ngày càng tăng nguyên liệu, phụ liệu, sản xuất hàng may mặc, dịch vụ hậu cần và bán hàng để thu được giá trị gia tăng nhiều hơn.

Để đáp ứng yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do mới, Hiệp hội Dệt may chủ động tổ chức quá trình phân công và hợp tác theo chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp từ thiết kế sản phẩm, dệt, nhuộm, đến may mặc nhằm đảm bảo quy tắc xuất xứ, cùng năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam.

Bởi vậy, theo GS-TSKH Nguyễn Mại cho rằng, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chú trọng xây dựng, quảng bá và nâng cao hình ảnh thương hiệu để phục vụ tiêu dùng trong nước và tiến tới xuất khẩu ra thị trường ngoài, như cách mà Công ty An Phước đã mua thương hiệu Pierre Cardin, đồng thời xây dựng thương hiệu An Phước để phục vụ người tiêu dùng Việt Nam với mức giá bằng một nửa so với sản phẩm mang thương hiệu Pierre Cardin.

Hoạt động của hiệp hội ngành hàng hướng vào việc hình thành chuỗi cung ứng để khắc phục nhược điểm của từng loại sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu, phấn đấu để nước ta có nhiều thương hiệu mạnh. Ông Nguyễn Mại nhấn mạnh, “đó chính là kinh nghiệm được rút ra từ ngành dệt may Việt Nam”.

{keywords}
Đầu tư tư nhân vào công nghiệp hỗ trợ chắc chắn sẽ phát triển nhanh trong giai đoạn 2017 - 2020, góp phần vào tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao hơn và xây dựng nền kinh tế xanh. Ảnh minh họa.

Nhà nước với việc hình thành chuỗi cung ứng

Theo quan sát của GS-TSKT Nguyễn Mại, Chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ để doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, liên kết theo chuỗi trong từng ngành hàng, thành lập một số quỹ hỗ trợ doanh nghiệp về khoa học và công nghệ, về bảo lãnh tín dụng, về phát triển kinh doanh, giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các vườn ươm công nghệ.

Đó là một nguyên nhân quan trọng đối với sự phát triển nhanh chóng số lượng doanh nghiệp và đóng góp của doanh nghiệp tư nhân vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian vừa qua.

Ông góp bàn, vấn đề cơ bản không phải là ban hành thêm chính sách mới, mà là hoàn thiện chính sách đã ban hành để bảo đảm tính hệ thống và khả thi; đồng thời thực thi chính sách có hiệu quả hơn để doanh nghiệp nhỏ và vừa được thụ hưởng nhiều hơn.

Viện nghiên cứu Mitsubishi hợp tác với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã tiến hành nghiên cứu Đề tài “Enchancement of Vietnamese Supporting Industries”, kiến nghị về việc ứng dụng mô hình rất thành công của Nhật Bản để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong quá trình phát triển nhằm tham gia ngày càng hiệu quả hơn trong chuỗi cung ứng sản phẩm.

Hiện nay, mỗi tỉnh, thành phố có 2 trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, gồm Trung tâm Khuyến công thuộc Sở Công thương và Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Theo khảo sát của đề tài này, các trung tâm đó hoạt động kém hiệu quả do 2 nguyên nhân: không có đủ nguồn lực về tài chính, máy móc, thiết bị, chuyên gia tư vấn; doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tiếp cận hoạt động của các trung tâm đó.

Đề tài đã kiến nghị sáp nhập các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp tại tỉnh, thành phố để thành lập Trung tâm Công nghệ công cộng của địa phương (Local Public Technology Center - LPTC), với các chức năng là thực hiện nghiên cứu và phát triển (R&D) để phục vụ công nghiệp hóa của từng địa phương; hỗ trợ về công nghệ và tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, khai khoáng.

LPTC được đầu tư đầy đủ chuyên gia giỏi về công nghệ, tài chính, quản trị doanh nghiệp, trang bị công nghệ và thiết bị hiện đại, được ngân sách địa phương đài thọ, có thể huy động vốn từ các nguồn tài trợ trong và ngoài nước, có cơ chế tự chủ tài chính.

Nhật Bản hiện có 600 LPTC, mỗi trung tâm có khoảng 100 chuyên gia, cán bộ, nhân viên, trong đó có 3 trung tâm lớn với trên 300 người/trung tâm.

Có thể coi đây là mô hình rất đáng được nghiên cứu để ứng dụng vào nước ta. Tuy vậy, , trong điều kiện thực tế Việt Nam hiện nay, nên tổ chức LPTC ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, vì ở đó tập trung hơn 60% doanh nghiệp tư nhân cả nước, có tiềm lực mạnh về tài chính, chuyên gia công nghệ, kinh tế, pháp lý. Sau một vài năm, nếu mô hình này thành công thì sẽ nhân rộng ra các địa phương khác.

Cuối cùng, GS-TSKT Nguyễn Mại đúc kết: Với hơn nửa triệu doanh nghiệp tư nhân, trong đó 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang hướng tới mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp tư nhân vào năm 2020, với định hướng, chính sách đang có hiệu lực và với các mô hình chuỗi cung ứng đã thành công, thì 

Thu Nga lược ghi