Theo kết quả nghiên cứu khoa học của Ths Phí Thị Thu Hương, Học viện Tài chính, thực trạng các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 15 năm qua đang tồn tại nhiều nghịch lý.

Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), đến cuối năm 2019, tổng số DN FDI trong lĩnh vực dệt may cả nước có 1.283 DN, trong đó số lượng DN gia công hàng may mặc là 882 DN (chiếm 69%); số lượng DN trong lĩnh vực CNHT gồm sản xuất bông, xơ, sợi, vải, nhuộm, phụ liệu, sản xuất máy móc ngành May chỉ là 401 DN (chiếm 31%).

{keywords}
Kết quả nghiên cứu về thực trang FDI vào ngành CNHT dệt may của Ths Phí Thị Thu Hương (Học viện Tài chính)
{keywords}
Ngành sợi thu hút vốn FDI hơn là dệt nhuộm

FDI vào CNHT ngành này còn khá hạn chế. Tong suốt thời kỳ từ năm 2006 - 2019, tổng số vốn FDI đổ vào ngành Dệt may gần 22.000 triệu USD, có gần 13.000 triệu USD tập trung vào CNHT ngành may (khoảng 59%).

Tính riêng trong giai đoạn 2010-2019, số vốn này là gần 11.000 triệu USD. Trong năm 2015, số vốn FDI tăng đột biến, đạt mức vốn đăng ký và cấp mới 2.390 triệu USD cao nhất trong giai đoạn 10 năm (2010-2019).

Lĩnh vực CNHT ngành May được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đầu tư là lĩnh vực sản xuất sợi.

Cụ thể, vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất bông, xơ, sợi trong 10 năm đạt gần 5.600 triệu USD, chiếm hơn 50% tổng số vốn FDI vào CNHT ngành may.

Trong năm 2015, chỉ tính riêng 2 dự án FDI lớn, đình đám vào ngành Sợi, Dệt, Nhuộm đã lên tới gần 1 tỷ USD: Dự án Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai, với tổng vốn đầu tư lên tới 660 triệu USD, do nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư tại Khu công nghiệp Đồng Nai, nhằm mục tiêu sản xuất và gia công các loại sợi; Dự án Sản xuất nguyên phụ liệu dệt may của Công ty TNHH Polytex Far Eastern (Đài Loan), có vốn đăng ký 274 triệu USD.

Lĩnh vực Việt Nam còn thiếu và yếu là nhuộm và hoàn tất vải, hóa chất nhuộm thu hút được rất ít vốn FDI, đạt 0,73 tỷ USD trong suốt giai đoạn 10 năm, chỉ chiếm gần 6% tổng số vốn FDI đăng ký đầu tư vào CNHT ngành May mặc Việt Nam.

Bên cạnh đó, lĩnh vực sản xuất máy cho dệt và may cũng thu hút được rất ít vốn FDI, ngoài 9 dự án trong suốt 10 năm từ 2010-2019 với tổng số vốn đăng ký chỉ đạt 428 triệu USD (gồm cả phần sản xuất máy cho ngành Da).

Thu Ngân