Cụ thể, số liệu thống kê cho thấy, công nghiệp hỗ trợ trong ngành dệt may Việt Nam chưa phát triển, thể hiện qua sự phụ thuộc lớn vào nguyên liệu vải nhập khẩu. Nhập siêu vải năm 2016 đạt 10 tỷ USD, trong khi sợi xuất siêu gần hai tỷ USD và hàng may mặc xuất siêu hơn 24 tỷ USD. Hiện tỷ lệ nội địa hóa đạt của các doanh nghiệp dệt may đạt khoảng 40% và đến năm 2020 có thể đạt hơn 60%.

{keywords}
Công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may vẫn chưa phát triển mạnh.

Theo các chuyên gia, may mặc là ngành thâm dụng lao động, tạo ra giá trị gia tăng thấp. Ngược lại, ngành dệt (CNHT cho ngành may mặc) lại là ngành thâm dụng vốn và công nghệ, có khả năng tự động hóa cao, tạo ra giá trị gia tăng, nhưng đi liền với nguy cơ ô nhiễm nước thải từ công đoạn nhuộm. Do hạn chế về vốn, công nghệ cho nên ngành dệt của Việt Nam ngày càng mai một.

Trong khi đó, ngành may mặc phát triển nhanh chóng nhờ lợi thế về lao động, đất đai và cơ hội tiếp cận thị trường thông qua các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. Ðiều này dẫn đến sự "khập khiễng" trong việc cung cấp nguyên phụ liệu đầu vào, khiến phát triển chung của ngành dệt may chưa bền vững.

Tuy nhiên, những năm gần đây, do yêu cầu về quy tắc xuất xứ của các FTA thế hệ mới, ngành dệt có dấu hiệu khởi sắc với sự gia tăng nhanh chóng các dự án đầu tư mới vào ngành dệt, nhưng chủ yếu là đầu tư của các doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc,... trong khi các DN trong nước chưa tận dụng tốt cơ hội này.

Thu Nga