Để đạt được mục tiêu trong Chiến lược phát triển ngành cơ khí đến 2035 theo Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15/03/2018 của Thủ tướng chính phủ, Tổng công ty lắp máy Việt Nam đã đề xuất ban hành một số cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ như sau:

Xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có lộ trình đến năm 2035 với mức thuế suất với các lô hàng, sản phẩm xuất khẩu đến năm 2025 là 0%, từ 2025 đến 2030 là 5%, sau 2030 là 10%. Xem xét miến thuế thu nhập cá nhân đối với các doanh nghiệp cơ khí hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.

{keywords}
Cơ chế chính sách nào để phát triển ngành cơ khí chế tạo

Xem xét miễn giảm tiền thuê đất có lộ trình đối với các cơ sở chế tạo: Miễn tiền thuê đất trong vòng 10 năm đầu tiên với các cơ sở thiết lập mới, giảm một phần tiền thuê đất đối với các cơ sở thiết lập mới sau 10 năm và các cơ sở chế tạo đã được thiết lập đang hoạt động.

Ban hành Nghị định qui định tất cả các hàng hóa, thiết bị vật tư mà các doanh nghiệp cơ khí trong nước sản xuất được phải sử dụng trong nước không cho phép nhập khẩu áp dụng với tất cả các nguồn vốn đầu tư (Nhà nước, tư nhân, FDI…). Việc này phải được bổ sung, quản lý, giám sát chặt chẽ ngay từ khi từ giai đoạn lập, qui hoạch và phê duyệt dự án đầu tư cũng như bổ sung trong luật đầu tư, luật đấu thầu…

Về tín dụng, ngân hàng: xem xét các gói tín dụng ngân hàng với lãi xuất thấp, ổn định áp dụng cho vay dài hạn để đầu tư các cơ sở vật chất và ngắn hạn sử dụng để vận hành sản xuất, chế tạo.

Xem xét thành lập cơ quan chủ quản ngang cấp tổng cục để qui hoạch, quản lý, điều hành giám sát, xây dựng cơ sở dữ liệu, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại...kịp thời với mục đích thúc đẩy phát triển ngành cơ khí chế tạo tại Việt Nam.

Nhanh chóng hoàn thiện đồng bộ các tiêu chuẩn, qui chuẩn cho các sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ban hành qui định và giám sát chặt chẽ đối với lao động nhập cư trình độ cao tham gia lĩnh vực chế tạo cơ khí tại Việt Nam./.

 Khánh Vy