Từ năm 1956, Nhật Bản đã có Luật xúc tiến công nghiệp chế tạo máy, áp dụng chính sách hỗ trợ cụ thể cho các ngành công nghiệp hỗ trợ; Luật Phòng chống trì hoãn thanh toán chi phí thầu phụ; Luật Xúc tiến doanh nghiệp thầu phụ nhỏ và vừa (năm 1970)…

{keywords}
Để phục vụ nhà máy lắp ráp, Nhật Bản có hàng nghìn các doanh nghiệp vệ tinh khác chuyên sản xuất các linh kiện phụ tùng hỗ trợ cho doanh nghiệp đó. Ảnh minh họa

Hiện nay, chính sách của Nhật Bản là thúc đẩy các doanh nghiệp liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, sử dụng có hiệu quả các phụ tùng giá rẻ của nước ngoài. Duy trì và tăng cường ưu thế về công nghệ và khâu khai thác phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, thâm nhập thị trường ngoài nước.

Ở Nhật Bản, để phục vụ nhà lắp ráp, có hàng nghìn các doanh nghiệp vệ tinh khác sản xuất các loại linh phụ kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp. Các công ty của Nhật Bản có tầm cỡ trên thế giới chỉ chiếm 1% số lượng doanh nghiệp, còn trên 95% là các doanh nghiệp SMEs sản xuất các kinh kiện cho công ty này.

Mối liên kết mạnh giữa các doanh  nghiệp Nhật Bản, được phân chia thành các Tier, trong đó Tier 1 sẽ là các tập đoàn lớn đảm trách nhiệm vai trò tổng thầu; một dự án lớn sẽ thường được chia nhỏ thành rất nhiều phần để chia tiếp cho các công ty nhỏ hơn (Tier 2, Tier 3), thậm chí là Outsource (hợp đồng thuê ngoài hay dịch vụ gia công) ra nước ngoài để tiết giảm chi phí.

Nhật Bản đã thành công trong việc liên kết các doanh nghiệp, điều này nhận thấy khi tất cả các doanh nghiệp cùng hướng đến những phương thức quản lý như 5S hay Kaizen (cải tiến, cải thiện). Chính sự liên kết này đã góp phần làm nên sự phát triển CNHT ở Nhật Bản.

Là nước có nền công nghiệp phát triển nhất ở châu Á với hàng loạt tập đoàn lớn đang khẳng định vị trí hàng đầu trên thế giới. Để có được thành quả như hiện nay, trước tiên phải kể đến việc Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ, từ chỗ phụ thuộc vào công nghệ của nước ngoài thành quốc gia tự chủ và dẫn đầu về công nghệ như hiện nay. Để phục vụ nhà máy lắp ráp, Nhật Bản có hàng nghìn các doanh nghiệp vệ tinh khác chuyên sản xuất các linh kiện phụ tùng hỗ trợ cho doanh nghiệp đó.

{keywords}
CNHT ở Nhật Bản thành công nhờ kết nốt tốt các doanh nghiệp

Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản đánh giá rất cao vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc phát triển ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Từ năm 1936, Nhật Bản đã có Quỹ Tài chính đầu tư vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để giúp các doanh nghiệp này vay vốn được dễ dàng hơn và tiếp cận được vốn trong thời gian ngắn. Bên cạnh những hỗ trợ về mặt tài chính, Chính phủ Nhật Bản còn hỗ trợ các doanh nghiệp về công nghệ…

Đáng chú ý, quá trình hình thành công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản hoàn toàn do hệ thống doanh nghiệp tư nhân phát triển. Chính phủ chỉ có những chính sách hỗ trợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động và phát huy năng lực. Điều này bắt buộc bản thân doanh nghiệp lớn cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản đều có sự nỗ lực và năng lực làm việc rất cao. Đây chính là sự khác biệt để tạo ra sự thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Vấn đề thông tin cũng rất được quan tâm tại Nhật Bản. Mỗi địa phương của nước này đều có cơ sở dữ liệu riêng với sự tham gia của các quan chức chính quyền, các doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu. Các cơ sở dữ liệu này có chất lượng cao cung cấp thông tin chi tiết về các nhà cung cấp, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ.

Bên cạnh đó, vấn đề nguồn nhân lực cũng là một trong những chiến lược mà Nhật Bản đầu tư rất nhiều thời gian và công sức. Chính sách phát triển nguồn nhân lực được phối hợp thực hiện ở tất cả các cấp nhằm khuyến khích lao động có trình độ kỹ thuật tốt ngày càng hoàn thiện chất lượng, đáp ứng được yêu cầu vận hành những máy móc trang thiết bị hiện đại, theo kịp trình độ phát triển của công nghệ trên thế giới.

Thu Nga tổng hợp