Nút thắt lớn

Triển vọng phát triển ngành Dệt May rất khả quan, tuy nhiên, ngành này chưa thể hưởng lợi nhiều luồng gió mới từ các hiệp định mới được ký kết, bởi các hàng rào phi thuế quan như: Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ…, đặc biệt là chưa đáp đứng được yêu cầu quy định về nguyên tắc xuất xứ.

Theo ghi nhận, hiện nay nguồn cung nguyên liệu ngành Dệt May chính là nút thắt lớn. Bởi ngành Dệt May VN chủ yếu chỉ thực hiện những công đoạn đơn giản như gia công và đến 90% nguyên phụ liệu cho ngành Dệt May đang phải nhập khẩu từ những thị trường chưa ký hiệp định FTA với EU. Do vậy, các tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ cao của EVFTA sẽ là thách thức rất lớn với các DN dệt may VN, đặc biệt là khâu dệt, nhuộm hoàn tất.

{keywords}
Các tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ cao của EVFTA sẽ là thách thức rất lớn với các DN dệt may VN, đặc biệt là khâu dệt, nhuộm hoàn tất.

Trong khi đó, tại VN, khâu dệt, nhuộm hoàn tất lại chưa phát triển được do liên quan đến việc xử lý nước thải. Các dự án liên quan đến dệt, nhuộm hoàn tất đều không được các địa phương hoan nghênh. Bên cạnh đó, việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải trong dệt nhuộm là rất tốn kém, chính vì vậy, các DN chưa mặn mà đầu tư vào lĩnh vực này.

Câu chuyện của ngành dệt may cho thấy, chỉ khi công nghiệp hỗ trợ thực sự phát triển, các doanh nghiệp dệt may trong nước mới có thể tự chủ về nguyên phụ liệu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm xuất khẩu, đáp ứng được yêu cầu về quy tắc xuất xứ.

Đây cũng chính là cơ sở để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hội tụ đủ năng lực để tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cần liên kết toàn bộ ngành Dệt May

Khi ban về ngành dệt may Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, để thao gỡ nút thắt giúp ngành Dệt May có thể gỡ bỏ rào cản, có thể tự chủ hơn về nguyên phụ liệu, cần coi phát triển công nghiệp hỗ trợ là một ưu tiên trọng tâm.

Và, quan trọng hơn cả, cần phải có quy hoạch quốc gia về xây dựng những vùng nguyên liệu, chiến lược về phát triển các vùng nguyên liệu hoặc các nguồn nguyên liệu nhập khẩu thay thế. Song song với đó là chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực.

{keywords}
Cần tập trung vào việc xây dựng năng lực của các doanh nghiệp trong nước xuyên suốt toàn bộ chuỗi giá trị, bao gồm từ khâu kéo sợi, dệt vải đến khâu thiết kế.

Bà Nguyễn Thị Xuân Thúy – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho rằng, thời gian qua, ngành Dệt May đã đạt được nhiều mục tiêu quan trọng, tuy nhiên cũng có những mục tiêu chưa đạt được, trong đó, quan trọng nhất là việc hình thành chuỗi giá trị và đáp ứng nhu cầu vải sử dụng trong nước cũng như xuất khẩu.

Và để giải quyết vấn đề này và nâng giá trị của Dệt May Việt Nam cao hơn trong chuỗi giá trị, bà Xuân Thúy cho rằng, cần tập trung vào việc xây dựng năng lực của các doanh nghiệp trong nước xuyên suốt toàn bộ chuỗi giá trị, bao gồm từ khâu kéo sợi, dệt vải đến khâu thiết kế nhằm liên kết toàn bộ ngành Dệt May.

Cùng với đó là tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời, phải giải quyết được vấn đề môi trường. Ngoài ra, những vấn đề về thuế và hoàn thuế, khả năng tiếp cận nguồn vốn; quỹ đất của các doanh nghiệp dệt may, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp dệt nhuộm, cũng cần quan tâm.

Phía các doanh nghiệp thì đề xuất, cần có thêm những cụm công nghiệp tập trung để thu hút các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành Dệt May, trong đó, cụm công nghiệp sẽ chịu trách nhiệm xử lý nước thải tập trung còn xử lý cục bộ sẽ do các doanh nghiệp chịu  trách nhiệm.

Nếu được vậy, những khó khăn của doanh nghiệp trong việc xử lý nước thải của khâu nhuộm hoặc các loại nguyên phụ liệu liên quan đến môi trường như xi mạ trong sản xuất nút kim loại, hay các công đoạn của ngành May như mài, in sẽ được tháo gỡ. Như vậy giá thành sản phẩm sẽ cạnh tranh hơn và môi trường cũng được quản lý chặt chẽ hơn.

Minh Đức