Các doanh nghiệp cho biết, Nhà nước cũng đã có nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp hỗ trợ nhưng đối tượng được hưởng nhiều nhất lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

{keywords}
Công ty đúc mẫu kim loại Kyoyo (ảnh: Băng Dương)

Ông Đặng Trần Thuỳ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần KYOYO Việt Nam bày tỏ: Chúng tôi 100% phải tự thân vận động, tự đi tìm kiếm khách hàng tự quảng cáo quảng bá sản phẩm đến các đơn vị có nhu cầu. Chúng tôi rất muốn nhà nước kết nối với các doanhn ghiệp có nhu cầu tại Việt Nam nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu.

Ông Thuỳ dẫn chứng,Luật số 71 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế,  đến nay chưa có doanh nghiệp trong nước nào được nhận ưu đãi thuế. Vì Luật này qui định chỉ các doanh nghiệp hỗ trợ thành lập sau năm 2015 mới được hưởng ưu đãi nhưng số doanh nghiệp này lại rất ít.

Ông Lê Quý Khả, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần cơ điện TOMECO cũng nhận định:“Chính sách ở bên trên và lúc đầu rất tốt nhưng khi đến doanh nghiệp thì rất nhiều khó khăn với rất nhiều rào cản về các qui định bên dưới”.

{keywords}
Công ty Cơ điện Tomeco duy trì sản xuất trong dịch (ảnh: Băng Dương)

Vídụ như phát triển công nghiệp hỗ trợnhưng mà để được công nhận là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thì lại có rất nhiều điều kiện trong đó điều kiện về đất đai nhà xưởng dự án mà các doanh nghiệp như chúng tôi rất khó lọt.

Khó tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia nhưng sự liên kết giữa các doanh nghiệp hỗ trợ trong nước lại rất lỏng lẻo. Mỗi doanh nghiệp như một toa tàu, tuy cùng trên một đường ray nhưng lại thiếu những đầu tàu kéo tất cả đi về một hướng.

Bà NguyễnThị Xuân Thuý, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp, Bộ Công thương cho biết, doanh nghiệp công nghiệp lớn như Samsung, Toyota thì doanh nghiệp Việt chưa có. Chính vì vậy, cùng với việc hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, Chính phủ cũng cần có các chính sách để hình thành chuỗi cung ứng trong nước Như vậy mới có cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Năm 2020, Chính phủ có ban hành Nghị quyết 115 với hàng loạt nhóm giải pháp  thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, nổi bật nhất là chính sách hỗ trợ bù chênh lệch lãi suất 5% cũng như các đề xuất về thành lập khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung.

Tuy vậy, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho hay, việc triển khai cần sự hợp tác của các bộ ngành liên quan. Đặc biệt, liên quan đến tín dụng là có vài trò lớn của Ngân hàng Nhà nước. Hiện, cơ quan này vẫn chưa thống nhất được việc cấp bù lãi xuất cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Các chính sách liên quan đất đai cho doanh nghiệp cũng phụ thuộc nhiều vào chính quyền địa phương nên chính sách sẽ khó đi vào cuộc sống nếu các địa phương không sớm đẩy mạnh sự hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Thúy Hòa