Tiến sĩ Cấn Văn Lực thuộc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho biết, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, nhiều ngành sản xuất theo mô hình chuỗi cung ứng như: điện thoại, điện tử, máy tính, dệt may, da giày, sản xuất chế biến nông sản, ô tô xe máy, sắt thép, lọc hóa dầu...vốn là những ngành xuất khẩu chủ lực, tạo nhiều việc làm cho người lao động đang chịu ảnh hưởng tiêu cực do chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, đứt gãy do thiếu nguồn cung đầu vào.

Thật không may, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu do diễn biến bất thường của dịch COVID-19, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, tạm thời, chưa có nhiều cơ hội để thúc đẩy và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Bởi lẽ, trước những xung đột về lợi ích của các quốc gia, xu hướng chuyển dịch đầu tư trước những rủi ro của dịch bệnh thì công nghiệp hỗ trợ không còn giữ vị thế ưu tiên hàng đầu.  

{keywords}
Các doanh nghiệp CNHT cần quyết tâm mạnh mẽ để đổi mới. Ảnh minh họa.

Bà Lê Nguyễn Duy Oanh, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ Tp. Hồ Chí Minh cũng cho rằng, cơ hội cho các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ hiện nay không nhiều bởi năng lực có hạn, nhiều mặt hàng khó có thể sản xuất do thiếu máy móc, công nghệ và trình độ tay nghề nhân công không cao. Thực tế này không phải mới diễn ra mà từng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài có nhà máy sản xuất tại Việt Nam đã phản ánh những khó khăn trong việc tìm kiếm nhà cung cấp tại chỗ.

Để có thể khắc phục tình trạng này, theo bà Oanh các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần có quyết tâm mạnh mẽ để đổi mới, nỗ lực thay đổi tư duy quản trị và mạnh dạn đầu tư, nâng cao trình độ, năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp mình. Cơ chế, chính sách thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ đã tương đối đầy đủ, Chính phủ và các cấp ngành cũng dành không ít cơ chế ưu tiên về tài chính, đất đai, thuế...để phát triển ngành này.

Minh Đức