{keywords}
Bất lợi của DN CNPT ôtô tại Việt Nam là quy mô, sản lượng nhỏ, nguyên liệu nhập khẩu. Ảnh minh họa.

Theo số liệu từ Cục công nghiệp, Bộ Công Thương, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã có sự phát triển khá nhanh trong vài năm lại đây. Tính đến hết năm 2018, cả nước có 358 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô.

Trong đó, có 50 doanh nghiệp lắp ráp ô tô, 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô…

Về tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi: Mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7 - 10%, trong đó Thaco đạt 15 - 18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Innova, thấp hơn mục tiêu đề ra.

Các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp như: săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa...

Có tới 80 - 90% nguyên liệu chính cho sản xuất linh kiện như thép hợp kim, hợp kim nhôm, hạt nhựa, cao su kỹ thuật cao hiện phải nhập khẩu. Vật liệu làm khuôn mẫu chủ yếu cũng phải nhập khẩu. Hàng năm, các doanh nghiệp phải nhập khẩu khoảng 2 - 3,5 tỉ USD các linh kiện, phụ  tùng phục vụ cho sản xuất lắp ráp và sửa chữa xe.

Trong khi đó, tỷ lệ nội địa hóa của các nước trong khu vực trung bình đã đạt được 65 - 70%, Thái Lan đạt tới 80%.

Theo TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng phụ trách, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), bất lợi của các DN sản xuất linh phụ kiện ô tô tại Việt Nam là quy mô, sản lượng nhỏ và nguyên liệu phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu, trong nước không đáp ứng được. Thực tế này ảnh hưởng đến chi phí sản xuất ô tô tại Việt Nam. Các linh kiện như nhựa và thép bị ảnh hưởng lớn bởi yếu tố sản lượng. Chi phí sản xuất các chi tiết này ở Việt Nam cao hơn gấp 2-3 lần các nước trong khu vực.

Tâm Anh