Chiêm Hóa là một huyện chiếm 78% đồng bào là dân tộc thiểu số. Trong những năm qua, mặc dù là một huyện khó khăn, nguồn lực hạn chế nhưng nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự ủng hộ, đóng góp nguồn lực của nhân dân mà hệ thống hạ tầng giao thông được phát triển nhanh, đồng bộ.

Đến nay, toàn huyện đã nâng cấp, xây dựng kiên cố đạt tiêu chuẩn: Tuyến đường huyện được 141/152km; đường trục xã, liên xã là  295/340k; đường trục thôn xóm: 450/690k; đường ngõ xóm: 190/470k; đường trục chính nội đồng là 200/430km.

Toàn huyện có 62 mô hình phát triển kinh tế; 36 mô hình giúp nhau giảm nghèo bền vững; 327 mô hình bảo vệ môi trường; 353 mô hình bảo đảm an ninh trật tự; 205 mô hình bảo đảm an toàn giao thông; 319 mô hình khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập;...

{keywords}
Xóa đói giảm nghèo nhờ tập trung xây dựng nông thôn mới. 

Cùng với đó, việc chú trọng đổi mới các phương thức hoạt động với phương châm "hướng về cơ sở", đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện có hiệu quả việc phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh, chính trị địa phương, đặc biệt là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới" đã và đang được nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Chiêm Hóa tích cực hưởng ứng.

Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt.

Tệ nạn xã hội từ đó được đẩy lùi, tình làng nghĩa xóm ngày càng được thắt chặt, đoàn kết một lòng xây dựng phát triển kinh tế hộ gia đình.

Theo ông Hoàng Văn Tấn - Trưởng phòng Dân tộc huyện Chiêm Hóa, những người có uy tín được người dân bình chọn là những người mẫu mực, có lối sống lành mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và có khả năng tuyên truyền, thuyết phục bà con thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chính sách dân tộc được ban hành. Người có uy tín còn là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động tại địa phương. Đặc biệt, trong xây dựng nông thôn mới, người uy tín đã cùng chính quyền địa phương vận động nhân dân tham gia góp công, góp của xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn. 

Nhờ những nỗ lực đó, hạ tầng nông thôn của huyện đã được thay đổi đáng kể, điều kiện sản xuất, môi trường, văn hóa không ngừng được cải thiện…đời sống của đồng bào các dân tộc cũng được nâng lên đáng kể, nhiều hộ nhờ phát triển kinh tế đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.  

Bài học huy động sức dân

Thực tiễn trong cuộc vận động xóa đói giảm nghèo ở Chiêm Hóa cho thấy nơi nào huy động được tâm huyết, công sức của mỗi người dân cùng với Nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia thì sẽ sớm cho kết quả to lớn và ngược lại.

Xác định được điều đó nên Chiếm Hóa đã vận dụng sáng tạo, có hiệu quả trong việc phát huy vai trò chủ thể của toàn thể nhân dân với mục đích cuối cùng là Nhà nước và nhân dân cùng làm trên tinh thần "Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra", với mục đích cuối cùng là trong xây dựng nông thôn mới người dân vừa là người làm, vừa là người thụ hưởng.

Để phát huy tốt vai trò đó, các cấp ủy chính quyền từ huyện đến cơ sở của huyện Chiêm Hóa đã phát huy tốt tính dân chủ, nhân dân tự quản, bàn bạc trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Nhờ đó mà đã có sức lan tỏa trong toàn thể nhân dân, tạo sự đồng thuận rất lớn và các công trình được hoàn thành một cách nhanh chóng trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện.

Với tất cả những gì đã và đang được các cấp chính quyền huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang triển khai, thực hiện trong xây dựng nông thôn mới đã thực sự khoác lên mình màu áo mới của sự ấm no, hạnh phúc, xóm làng no đủ... theo đúng định hướng được Đảng, Chính phủ triển khai.

Hà Sơn
Ảnh: Thanh Bình