Chiều 30/8/2021, dưới sự chủ trì kỹ thuật của Kiểm toán nhà nước (KTNN) Thái Lan, KTNN Việt Nam cùng các Cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) thành viên của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) đã tổ chức tổng duyệt Đại hội ASOSAI lần thứ 15 theo hình thức trực tuyến, sẵn sàng cho các sự kiện chính thức của Đại hội được diễn ra trong các ngày từ 6-8/9/2021.

{keywords}
Đại hội ASOSAI 15 dự kiến diễn ra từ 06-08/9/2021 theo hình thức trực tuyến.

Đại hội ASOSAI 15 dự kiến diễn ra từ ngày 06-08/9/2021; trong đó gồm có một số sự kiện đáng chú ý sau:

Ngày 06/9/2021: Cuộc họp Ban điều hành ASOSAI 56 - Tổng KTNN Việt Nam, Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021, đồng chủ trì điều hành cùng Tổng Thư ký ASOSAI (KTNN Trung Quốc); phát biểu khai mạc, bế mạc Cuộc họp. Cuộc họp sẽ thông qua dự thảo Báo cáo của các Ủy ban, Nhóm Công tác của ASOSAI, trong đó có Báo cáo của KTNN Việt Nam - Chủ tịch ASOSAI, về hoạt động của Ban Điều hành nhiệm kỳ vừa qua và Báo cáo kết quả thực hiện Tuyên bố Hà Nội; bỏ phiếu bầu chọn ứng viên đăng cai tổ chức Đại hội ASOSAI 16 vào năm 2024.

Ngày 07/9/2021 diễn ra Lễ Khai mạc Đại hội và 02 Phiên toàn thể. Nội dung chính: Khai mạc Đại hội; Thông qua dự thảo Báo cáo của các Ủy ban, Nhóm Công tác của ASOSAI, trong đó thông qua Báo cáo của KTNN Việt Nam - Chủ tịch ASOSAI, về kết quả thực hiện Tuyên bố Hà Nội; bỏ phiếu bầu chọn thành viên Ban Điều hành và Ủy ban Kiểm toán ASOSAI nhiệm kỳ mới 2021-2024; chuyển giao chức vụ Chủ tịch ASOSAI giai đoạn 2021-2024 cho KTNN Thái Lan...

Ngày 08/9/2021 sẽ diễn ra Hội nghị chuyên đề 8 và Cuộc họp Ban Điều hành ASOSAI 57.

Với vai trò là công cụ quản lý quan trọng trong hệ công cụ quản lý của một quốc gia, hiện nay Kiểm toán Nhà nước là lực lượng nòng cốt đảm nhiệm KTMT.

Qua công tác kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước sẽ đưa ra các kết luận, đánh giá và kiến nghị cụ thể về việc xây dựng và thực hiện các chính sách, quy định để phòng - chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường của Quốc gia, cũng như của từng đơn vị, tổ chức; đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong việc sử dụng các nguồn kinh phí môi trường của Chính phủ, đồng thời đánh giá tính hợp lý đúng đắn của Báo cáo quyết toán các nguồn kinh phí này.

Hiện nay, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện thí điểm KTMT. Trên cơ sở những phát hiện trong kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã đưa ra kiến nghị cụ thể cùng một số giải pháp và điều kiện nhằm tăng cường quản lý môi trường đối với những cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Như vậy, những kết quả KTMT mà Kiểm toán Nhà nước thực hiện đã có tác động đáng kể để cải thiện tình hình về quản lý và bảo vệ môi trường trên cả góc độ về xây dựng và thực hiện chính sách, chế độ phù hợp, về quản lý và sử dụng kinh phí và báo cáo quyết toán. Nếu thực hiện trên diện rộng hơn, chắc chắn Kiểm toán Nhà nước sẽ phát hiện thêm những tồn tại để có những giải pháp tổng thể và chi tiết nhằm bảo vệ môi trường tốt hơn.

Kiểm toán Nhà nước đã chính thức trở thành thành viên của Nhóm công tác về KTMT với mục tiêu tư vấn, tham mưu cho lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước trong việc định hướng và triển khai hoạt động kiểm toán đối với các vấn đề có liên quan đến môi trường. Với bước khởi đầu này, Kiểm toán Nhà nước đã tận dụng một cách có hiệu quả sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế. Kiểm toán Nhà nước không ngừng đẩy mạnh việc tiến hành nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực KTMT của các nước, cử nhiều lượt kiểm toán viên tham gia các hội nghị, khóa đào tạo về KTMT tại Ấn Độ, Canada và Trung Quốc…; cử cán bộ tham gia các nhóm về KTMT của Tổ chức quốc tế tại các Cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSA) và ASOSAI…   

 

Hồng Khanh