Theo quan sát của GS Lê Anh Vinh, Phó viện trưởng phụ trách Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, thường những người có năng lực đều có mong muốn được đóng góp. Tức là bên cạnh mưu cầu dành cho cuộc sống, cá nhân, gia đình, họ đều mong muốn được đóng góp cho cộng đồng, xã hội, đất nước.

Tuy nhiên, làm thế nào để chúng ta phát huy được điều đó? Tôi nghĩ, trong quá trình sử dụng con người, chúng ta có 3 bước. Bước 1 là phát hiện, bước 2 là bồi dưỡng và bước 3 là sử dụng. Cần có chính sách xuyên suốt và đồng bộ trong cả 3 khâu này.

{keywords}
Ảnh minh họa: Nguyễn Liên

Ông Vinh cho rằng, không cần nhìn đâu xa, hãy nhìn vào chính sách của một số nước trong khu vực như Singapore hay Malaysia, Thái Lan. Đầu tiên là câu chuyện phát hiện ra những người có năng lực, chúng ta phải bồi dưỡng thông qua việc giáo dục và đào tạo nhưng đồng thời cũng cần có chính sách để sử dụng người tài.

Điểm mấu chốt ở việc sử dụng con người chính là một chính sách đồng bộ, từ khâu phát hiện đến khâu bồi dưỡng và sử dụng. Mức thu nhập là cần thiết để có một sự ổn định trong cuộc sống và chắc chắn đối với những người tài, họ có khả năng đạt được thu nhập cao và như vậy sẽ có rất nhiều cơ hội.

{keywords}
Ảnh minh họa Tư Giang

Thế nhưng đây là điều kiện tiên quyết. Điều kiện tiên quyết ở đây là phải cho người có năng lực có cơ hội được làm việc đúng với năng lực, sở trường, để họ có thể phát huy được tối đa và cho họ cảm giác rằng "tôi đang làm việc này không phải chỉ cho cá nhân tôi, gia đình tôi mà còn đang đóng góp được cho cả cộng đồng". Lúc ấy họ sẽ hạnh phúc nhất, làm được điều mà họ mong muốn nhất.

Nguyễn Liên