Chia sẻ về những tín hiệu phát triển kinh tế, không đơn thuần nhìn nhận động lực từ những con số thống kê, trong bối cảnh nguồn lực không dư dả, khó khăn bộn bề do dịch bệnh gây ra, PGS TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, niềm tin cùng sự nỗ lực trong doanh nhân-doanh nghiệp và sự đồng thuận của người dân chính là tín hiệu cộng hưởng - là động lực cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn đầy khó khăn phía trước.

{keywords}
Cần khoanh vùng - xác định rõ những đối tượng cần được hỗ trợ: đó là người lao động và các doanh nghiệp, nhưng nên là những doanh nghiệp đang duy trì được hoạt động - đang tạo ra được việc làm và góp phần đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động”.

PGS TS Phạm Thế Anh khuyến nghị: “Thực hiện mục tiêu kép, tôi cho rằng vai trò của chính sách vĩ mô quan trọng. Bởi vì đối với doanh nghiệp các yếu tố khách quan họ không thể kiểm soát được. Chính sách vĩ mô nếu không làm tốt, gây ra những bất ổn về bong bóng giá tài sản hay lạm phát, khả năng hồi phục nền kinh tế sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Trong mọi tình huống cần phải giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, giữ được môi trường lạm phát và lãi suất thấp. Thứ hai nữa là tiếp tục đẩy nhanh cải cách môi trường kinh doanh để khi bệnh dịch gần chấm dứt hoặc chấm dứt hoàn toàn sẽ tạo đà hồi phục nhanh cho khu vực doanh nghiệp”.

Nhìn nhận khách quan về những giải pháp đang được đốc thúc triển khai nhằm hỗ trợ nền kinh tế, ngay từ cấp bộ, ngành, tỉnh, thành, nhiều chuyên gia cho rằng, không nên triển khai hỗ trợ đồng loạt. Cần khoanh vùng - xác định rõ những đối tượng cần được hỗ trợ: đó là người lao động và các doanh nghiệp, nhưng nên là những doanh nghiệp đang duy trì được hoạt động - đang tạo ra được việc làm và góp phần đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động”.

Bạch Hân