Tỉnh Tây Ninh đẩy mạnh chuyển đổi một số loại cây trồng kém hiệu quả như mía, lúa, cao su… sang trồng cây ăn quả; đồng thời phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm mô hình trang trại, gia trại theo hướng nông nghiệp sạch, công nghệ cao.

Theo ông Võ Đức Trong, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thời gian qua, Tây Ninh đã cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp gồm: Chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất; chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi hộ, chính sách sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ và truy xuất nguồn gốc; đặc biệt tỉnh có chính sách đặc thù là chính sách hỗ trợ lãi vay phát triển thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hiện đang phối hợp xây dựng và tham mưu UBND ban hành chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

{keywords}
Nhờ hình thành một số mô hình trồng cây ăn quả áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, thu nhập của người dân đã tăng thêm khoảng 200 triệu đồng/ha/năm so với hình thức sản xuất truyền thống. 

Kết quả đến nay đã thu hút nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp với 24 dự án mới đầu tư vào nông nghiệp trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản với tổng vốn đăng ký trên 1.652 tỷ đồng, nâng tổng dố dự án đầu tư vào nông nghiệp trên đại bàn tỉnh lên 79 dự án với tổng vốn đăng ký 6.700 tỷ đồng; một số dự án đã di vào hoạt động và có kết quả bước đầu như nhà máy chế biến rau quả Tanifood, resort bò sữa đạt chuẩn GlobalGAP,…

Nhờ tập trung phát triển hạ tầng cho các vùng chuyển đổi sản xuất, nhất là hệ thống tưới, tiêu, đê bao; đồng thời xây dựng kế hoạch đầu tư công 2021 – 2025 để cơ bản hoàn chỉnh hạ tầng về đê đều, thủy lợi phục vụ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từng bước hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Cụ thể như các dự án "Tưới tiêu phía Tây sông Vàm Cỏ Đông", dự án “Phát triển chuỗi giá trị rau quả ứng dụng công nghệ thông minh thích ứng với khí hậu tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2026 trên địa bàn tỉnh” với tổng vốn dự kiến 1.399 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)…các dự án này sau khi hoàn thành sẽ góp phần hoàn chỉnh hạ tầng chuyển đổi cơ cấu câu trồng và tạo động lực thúc đẩy đầu tư nông nghiệp và nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

Từ những nỗ lực kể trên, giai đoạn 2016-2020 tỉnh đã chuyển đổi được trên 10.000 ha lúa, cao su, mía… sang trồng cây ăn quả, cây màu khác; đồng thời mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ caonhư: Sản xuất rau, cây ăn quả theo tiêu chuẩn ViệtGAP;sản xuất rau, hoa trong nhà kính, nhà màng, trồng rau trên giá thể; ứng dụng khá rộng rãi thiết bị tưới kết hợp với cung ứng dinh dưỡng; các mô hình trồng giống hoa lan nhiệt đới, dưa lưới công nghệ cao. Giá trị sản phẩm bình quân thu được trên 1 ha đất trồng trọt dự kiến đến năm 2020 đạt 100 triệu đồng.

Tỉnh cũng khá mạnh tay phát chăn nuôi theo mô hình trang trại lạnh, quy mô lớn, chăn nuôi khép kín, đảm bảo an toàn sinh học, hệ thống thiết bị tự động và bán tự động như: phân phối thức ăn, nước uống tự động; sử dụng gieo tinh nhân tạo tạo giống lai ưu thế, lai chuyển giống, giống giới tính, vaccine phòng bệnh, vi sinh trong bảo vệ môi trường để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và an toàn sinh học.

Năm nay, Tây Ninh tiếp tục tổ chức lại sản xuất theo hướng an toàn, theo chuỗi giá trị; tập trung phát triển vùng sản xuất cây ăn quả chuyên canh (mãng cầu, chuối, xoài, bưởi, thơm…) hướng đến xuất khẩu hoặc làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Riêng đối với các cây trồng truyền thống ( mía, mì, lúa…) tiếp tục nâng cao giá trị gia tăng theo hướng đẩy mạnh thâm canh, cơ giới hóa đồng bộ, tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản xuất, đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, phát triển một phần theo hướng hữu cơ để gia tăng giá trị sản phẩm.

Hiện nay, việc sản xuất các cây trồng truyền thống của tỉnh như mía, mì, cao su gặp phải rất nhiều khó khăn, trong đó khó khăn về giá cả thị trường tiêu thụ (đối với mía, cao su)và dịch bệnh (đối với mì), trong khi đó các sản phẩm cây ăn trái hiện đang có thị trường tiêu thụ tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, do vậy việc thực hiện chuyển đổi một phần diện tích canh tác cây trồng truyền thống (mía, mì, cao su) hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây ăn quả mang lại giá trị cao là hướng đi theo định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh.

Bước đầu tỉnh đã hình thành một số mô hình trồng cây ăn quả như: Mô hình trồng mãng cầu không sử dụng thuốc trừ sâu (sử dụng bao trái) gần 300ha quanh khu vực chân núi Bà Đen của Công ty cổ phần NATANI (tại xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh) cùng nhiều hộ dân tại các xã Tân Hưng (huyện Tân Châu), xã Phan (huyện Dương Minh Châu)... đem lại thu nhập cho người dân tăng thêm khoảng 200 triệu đồng/ha/năm so với hình thức sản xuất truyền thống; mô hình trồng xem cây có múi với sầu riêng tại huyện Tân Châu với diện tích 50 ha, thu nhập bình quân thu được sau khi trừ chi phí khoảng 300 triệu đồng/năm/ha…

Diệu Thúy