{keywords}
Quyền con người là mục tiêu, là động lực phát triển đất nước. Ảnh LAD

Cách đây hơn 50 năm, các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền nhằm khẳng định những giá trị nhân văn, vốn có, bất di, bất dịch của mỗi cá nhân trong toàn thể cộng đồng nhân loại. Quyền con người (nhân quyền) là sự kết tinh những giá trị nhân văn cao quý của nền văn minh nhân loại, là thành quả đấu tranh chung của toàn nhân loại chống lại áp bức, bạo lực và bất công.

Từ đó đến nay, bản Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền đã và đang trở thành một chuẩn mực chung cho tất cả mọi người, các dân tộc và quốc gia phấn đấu nhằm bảo đảm và thực hiện các quyền và tự do cơ bản của con người, khuyến khích và tăng cường sự khoan dung, tôn trọng nhân phẩn và giá trị của con người.

Ở Việt Nam, mọi giai đoạn cách mạng trong lịch sử, con người bao giờ cũng được đặt ở vị trí trung tâm. Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt chú ý bảo đảm thực hiện các quyền con người trên tất cả các lĩnh vực một cách thực tế và đây là một thành tựu nổi bật, khẳng định ưu thế của chế độ xã hội mới.

{keywords}
Trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước, các quyền con người được mở rộng, có thêm những tiềm lực mới để bảo đảm và thực hiện. Ảnh LAD

Trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước, các quyền con người được mở rộng, có thêm những tiềm lực mới để bảo đảm và thực hiện. Quyền con người không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực phát triển đất nước.

Chính vì vậy, việc Đảng và Chính phủ Việt Nam đặt con người vào vị trí trung tâm trong chính sách phát triển, đã xác lập các tiền đề vững chắc thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện các quyền con người, bao gồm các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy còn một số khó khăn do điều kiện khách quan chi phối, những thành tựu của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề quyền con người là không thể phủ nhận.

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay, vấn đề bảo đảm và thúc đẩy quyền con người vừa được xem là một nhân tố khẳng định tính chất pháp quyền của Nhà nước, vừa là mục tiêu, là yêu cầu đòi hỏi các cơ quan trong bộ máy nhà nước nói chung và Chính phủ nói riêng phải chú trọng thực hiện trong thực tiễn hoạt động.

Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật... Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội... Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Hiện nay trên thế giới, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, vấn đề quyền con người được gắn với vấn đề phát triển bền vững, trở thành một chủ đề lý luận cơ bản và hết sức bức thiết, song vẫn có những sự khác biệt về cách tiếp cận và ưu tiên về quyền con người, xuất phát từ khác biệt về lịch sử, văn hóa, thể chế chính trị, trình độ phát triển.

Đây là thực tiễn bình thường trong quan hệ quốc tế. Điều quan trọng là thái độ sẵn sàng hợp tác, đối thoại trên tinh thần hợp tác, xây dựng và tôn trọng lẫn nhau.

{keywords}
Tuy còn một số khó khăn do điều kiện khách quan chi phối, những thành tựu của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề quyền con người là không thể phủ nhận. Ảnh LAD

Từ những nỗ lực đã được thế giới công nhận, thời gian tới, Việt Nam sẽ ưu tiên thực hiện một số nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất, tiếp tục kiện toàn hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của người dân trên cơ sở phù hợp với Hiến pháp 2013 và các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao điều kiện, nguồn lực phục vụ công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Thứ ba, nâng cao khả năng tiếp cận với các loại hình an sinh xã hội.

Thứ tư, cải thiện chất lượng giáo dục nhằm phát triển nguồn nhân lực, trong đó có giáo dục về quyền con người nhằm nâng cao nhận thức của người dân và năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật trong vấn đề này.

Thứ năm, tiếp tục thúc đẩy bình đẳng giới do đây là yếu tố quan trọng để xây dựng một nguồn nhân lực vững mạnh, cũng như đẩy mạnh chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội.

Thứ sáu, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hướng đến một xã hội khỏe mạnh và được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ cả về thể chất và tinh thần.

Thứ bảy, tiếp tục tăng cường hợp tác với tất cả các quốc gia, các cơ chế và tổ chức chuyên môn của khu vực và toàn cầu có liên quan đến quyền con người”.

Hải Văn