- Đến hẹn lại lên, cứ vào thời điểm này, nhiều gia đình nháo nhào vì điểm thi tuyển sinh lớp 10.

Lướt qua nhiều diễn đàn, vô vàn thông tin cho thấy nhiều đứa trẻ hồ hởi, và cũng hàng nghìn đứa trẻ khác khóc vì thất vọng; Hàng nghìn ông bố bà mẹ thờ phào và hàng ngàn ông bố bà mẹ khác căng thẳng, giận dữ. Cảm xúc đối lập bởi những đứa trẻ thi trượt cấp 3 đồng nghĩa với việc gia đình sẽ phải lo khoản kinh phí để cho con được vào một trường dân lập. Lòng sĩ diện, và mối lo có thực khi trẻ lông bông 1 năm chờ thi lại không cho phép các bậc cha mẹ yên lòng. 

{keywords}
Nước mắt điểm số. Ảnh minh hoạ: Zing.

Áp lực điểm số không cho phép phụ huynh và học sinh có thể ngồi yên. Họ phải chạy đua với thời gian, chạy đua với điểm số.

Để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng này, giáo viên, phụ huynh và học sinh đã phải cực kỳ nỗ lực, dồn sức từ một năm học trước đó, thậm chí, từ khi bắt đầu vào cấp 2, và gần như chỉ tập trung vào ba môn căn bản Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ.

Dường như học ở trường như vậy là chưa đủ, nên nhiều gia đình không cho phép con được nghỉ hè. Minh chứng cho thực tế này là việc vừa nghỉ hè xong, tôi và rất nhiều đồng nghiệp đã nhận được đề nghị phụ đạo cho học sinh lớp tám. Tất cả mọi yêu cầu của họ là chuẩn bị ôn luyện cho con em họ thi vào lớp mười ngay từ lúc này.

Và để có thể đáp ứng khách hàng là các bậc cha mẹ, người dạy sẽ lựa theo đề thi của các năm trước rồi “định hướng” cách dạy cho học sinh của năm sau.

Tuy nhiên chuyện học thi này tới đây sẽ thay đổi do mới đây, Sở GD và ĐT Hà Nội công bố phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2019 – 2020.

Theo đó, ngoài hai bài Toán và Ngữ Văn, học sinh sẽ phải thi một bài thi tổ hợp với các lựa chọn: Tổ hợp 1 gồm Ngoại ngữ, Vật lí, Lịch sử và Giáo dục công dân hoặc Tổ hợp 2 gồm Ngoại ngữ, Địa lí, Hóa học và Sinh học. Như vậy, áp lực thi cử lại càng đè nặng lên đôi vai nhỏ bé của học sinh, và theo quán tính, các bậc cha mẹ sẽ lại tất bật tìm cách đối phó.

Hơn mười năm dạy học là hơn mười năm tôi chứng kiến những giọt nước mắt, những tâm trạng hồi hộp và lo lắng của học sinh, chứng kiến những em học sinh ngủ gục trên lớp vì kiệt sức do thức quá khuya để học. Tôi chứng kiến những ánh mắt lo lắng thật sự của những bậc phụ huynh khi hỏi về khả năng thi tốt nghiệp của con em mình.

Bốn năm học THCS được định đoạt bằng ba bài thi. Mà đến giờ, đa số đề thi đều chỉ tập trung kiểm tra kiến thức theo kiểu đọc-chép; ghi-nhớ có lẽ không còn phù hợp với yêu cầu của cuộc sống thực tiễn.

Bởi vậy, khi bàn về đổi mới giáo dục, các ý kiến luôn nhấn mạnh rằng phải bắt nguồn từ việc đổi mới thi, tuyển sinh, thay vì đánh giá kết quả học tập chỉ qua một bài thi cuối cấp. Mà như vậy, việc ra đề thi cũng cần hướng vào việc kiểm tra năng lực, kiểm tra kỹ năng của học sinh thay vì chỉ kiểm tra việc ghi nhớ máy móc.

Kỳ thi tuyển sinh vào THPT vừa kết thúc, kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học sẽ bắt đầu vào tuần tới. Một vòng quay cũ lại lặp lại. Bên cạnh những nụ cười mãn nguyện là những cơn giận dữ của những gia đình, khi con em họ không được điểm cao như kỳ vọng.

Quốc Khánh

Khi phụ huynh òa khóc: Con tôi không thể lỡ kỳ thi… thử này

Khi phụ huynh òa khóc: Con tôi không thể lỡ kỳ thi… thử này

  Tạo áp lực cho con không xấu, nhưng cái khó là phụ huynh phải làm sao cân đối cho vừa sức con, đồng thời tôn trọng ý kiến cá nhân các con một cách hợp lý.  

Chưa thấy phản ánh chính thức nào về tiêu cực kỳ thi

Chưa thấy phản ánh chính thức nào về tiêu cực kỳ thi

Chia sẻ tại phần 2 của bàn tròn trực tuyến về xét tuyển Đại học, đại diện Bộ GD-ĐT khẳng định, trong suốt kỳ thi, không nghe được những phản ánh chính thức nào về tiêu cực xảy ra.

Kỳ thi THPT Quốc gia: Thơm thảo ấy em ơi hãy nhớ!

Kỳ thi THPT Quốc gia: Thơm thảo ấy em ơi hãy nhớ!

Và cuối cùng, các em thí sinh năm nay, kỳ thi dù mang đến cho em kết quả nào, xin hãy nhớ đừng quên những tấm lòng thơm thảo.

Thi trắc nghiệm: Những rắc rối hài hước

Thi trắc nghiệm: Những rắc rối hài hước

Chất vấn Bộ trưởng Nhạ,  ĐBQH kể rằng, trong phòng thi sẽ có một thí sinh nắm vai trò làm bài chính. Hễ thí sinh này ho một tiếng tức là đáp án 1, ho 2 tiếng là đáp án 2.... 

Buộc con học giỏi vì bố mẹ có phải... thi đâu?

Buộc con học giỏi vì bố mẹ có phải... thi đâu?

Bố mẹ còn sốt sắng hơn vì họ đâu phải thi, chỉ việc đổ ra nhiều tiền, chạy chọt, la hét mắng mỏ hay là nịnh nọt để con học.

Điểm thi chót vót vẫn không cách nào sánh nổi thế giới

Điểm thi chót vót vẫn không cách nào sánh nổi thế giới

Tấm bằng y dược của Việt Nam không được công nhận trên thế giới, ngoài một số quốc gia châu Phi và bán đảo Ả rập trước đây

Thiếu công bằng cho thí sinh

Thiếu công bằng cho thí sinh

Xin bàn về một số vấn đề ở phổ điểm thi, mà nguyên nhân có lẽ một phần vì bất cập trong cách thiết kế đề thi và đáp án.