Năm 2020, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã xuất hiện một số dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi... và có nguy cơ tiếp tục xảy ra trong thời gian tới.

Năm 2021, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

Trong đó nêu cao tinh thần chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ở gia súc, kết hợp thực hiện đồng bộ biện pháp quản lý, giám sát chặt dịch bệnh đến tận thôn, xóm, hộ gia đình; phát hiện sớm, khoanh vùng khống chế, xử lý kịp thời, triệt để các dịch bệnh nguy hiểm phát sinh ở động vật trong diện hẹp, ngăn chặn dịch bệnh động vật phát sinh và lây lan ra diện rộng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người, kinh tế và môi trường khi dịch bệnh xảy ra; đảm bảo sản xuất chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Tổ chức phòng, chống dịch bệnh gia súc kịp thời, có hiệu quả, không để lãng phí các nguồn kinh phí đầu tư.

Quản lý chăn nuôi, giết mổ và giám sát dịch bệnh đến tận cơ sở, đặc biệt là những bệnh nguy hiểm, nhất là tại các ổ dịch cũ, nơi có nguy cơ cao. Đảm bảo an toàn cho người trực tiếp tham gia và những người liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh.

UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng tổ chức tuyên truyền về công tác tiêm phòng vắc-xin, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi và các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm dịch bệnh từ động vật sang người...

Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin cho gia súc khỏe mạnh nằm trong độ tuổi tiêm phòng hoặc đã được tiêm phòng nhung hết thời hạn miễn dịch đang chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Các bệnh bắt buộc phải tiêm phòng vắc-xin gồm: Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng, Dịch tả lợn.

Tổ chức tiêm phòng bổ sung trong các tháng còn lại cho gia súc, gia cầm mới sinh đến độ tuổi tiêm phòng hoặc gia súc, gia cầm mới nhập đàn chưa được tiêm phòng hoặc gia súc, gia cầm có tiêm phòng nhưng đã hết thời gian miễn dịch.

Khi có ổ dịch xảy ra thì tổ chức tiêm bao vây cho tất cả gia súc, gia cầm tại các xã có dịch và các xã xung quanh ổ dịch (đối với những bệnh đã có vắc xin để tiêm phòng).

Tăng cường công tác quản lý vận chuyển gia súc, gia cầm và thủy sản; làm tốt công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm và thủy sản.

Thực hiện đồng bộ các biện pháp xử lý ổ dịch khi mới phát sinh, không để lây lan ra diện rộng như tiêu hủy động vật mắc bệnh, tiêm phòng bao vây, vệ sinh khử trùng, tiêu độc khu vực có dịch; kiểm soát vận chuyển động vật cảm nhiễm và các sản phẩm động vật ra, vào khu vực có dịch; xử lý động vật mẫn cảm trong ổ dịch.

Khi nghi ngờ có ổ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xảy ra trên đàn gia súc phải thực hiện lấy mẫu gửi cơ quan xét nghiệm có thẩm quyền để xác định nguyên nhân gây bệnh, chủng, độc lực và tính chất khác của mầm bệnh giúp dự tính, dự báo và xử lý ổ dịch có hiệu quả.

Tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống, khống chế bệnh lở mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục.

Phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình vi phạm quy định về công tác phòng chống dịch bệnh.

Tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cơ sở chăn nuôi xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh.

Minh Phúc