Báo cáo UPR chu kỳ III đã nhấn mạnh những nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp; các thành tựu bảo đảm các quyền dân sự chính trị; kinh tế - xã hội và văn hóa.

Trên lĩnh vực quyền dân sự chính trị, báo cáo đã làm rõ Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do ngôn luận, báo chí và quyền tiếp cận thông tin, nhất là với thông tin trên internet, mạng điện tử.

{keywords}
Ảnh minh họa

Việc đảm bảo các quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán của Việt Nam, được quy định trong Hiến pháp, pháp luật và được thực hiện đầy đủ trên thực tế. Nhà nước Việt Nam luôn chủ trương thúc đẩy sự phát triển của Internet nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, cũng như đáp ứng nhu cầu về trao đổi thông tin, học tập và làm việc của người dân.

Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, báo chí được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm. Để đảm bảo môi trường thông tin báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, không để nhóm lợi ích chi phối báo chí, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định quy hoạch báo chí từ tháng 4/2019, song song đó Bộ Thông tin và Truyền Thông đã lập kế hoạch triển khai ban đầu vào tháng 6/2019. Tiếp đó, Bộ Thông tin và Truyền Thông đã phối hợp với Ban Tuyên giáo, tiến hành làm việc với từng cơ quan chủ quản và các cơ quan báo chí.

Sau một năm triển khai, tại 33 tổ chức hội có cơ quan báo hoặc tạp chí thuộc diện quy hoạch đã thực hiện xong. Tại các bộ, ngành, 13/29 cơ quan báo chí phải triển khai quy hoạch, đến nay còn 2 cơ quan đã có phương án quy hoạch nhưng còn chờ hồ sơ cấp phép. 31/63 địa phương phải thực hiện quy hoạch, đến nay còn 1/31 địa phương còn thiếu hồ sơ cấp phép.

Hiện nay Việt Nam có 779 cơ quan báo chí: 142 báo (gồm 112 báo có hoạt động báo điện tử); 612 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập.

{keywords}
Ảnh minh họa

Việt Nam còn được ghi nhận là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng và sử dụng Internet cao nhất trên thế giới. Công nghệ thông tin và mạng xã hội đã và đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống, sinh hoạt kinh tế và văn hóa xã hội ở Việt Nam.

Theo thống kê, số lượng người sử dụng Internet trên toàn thế giới hiện nay trên 3,9 tỷ người chiếm hơn một nửa dân số thế giới. Tính đến nay, Việt Nam đã có 64 triệu người kết nối mạng trực tuyến và chiếm khoảng 67% dân số, đứng thứ 16 thế giới về số lượng người sử dụng Internet. Trung bình, người dùng Việt Nam dành tới 6 giờ 42 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới mạng Internet và dùng trung bình 2 giờ 32 phút để tham gia mạng Xã hội.

Theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế, mạng Facebook ở Việt Nam phát triển nhanh nhất khu vực và là quốc gia có lượng người dùng internet lớn thứ ba tại khu vực Đông Nam Á. Hiện tại, Việt Nam có 35 triệu người sở hữu tài khoản Facebook; trong đó, 21 triệu người truy cập hằng ngày thông qua thiết bị di động.

{keywords}
Ảnh minh họa

Mới đây, Trung tâm Internet Việt Nam - VNNIC công bố số liệu thống kê của gần 30.000 người dùng trong Q1/2020 cho thấy chất lượng kết nối Internet Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn, một số thống kê cao hơn số liệu công bố bởi các hệ thống quốc tế trong quý 1 năm 2020. Cụ thể, tốc độ Download trung  bình của các mạng cố định bằng rộng đạt 61,69 Mbps, cao hơn 45% so với kết quả đo do hệ thống nước ngoài đã công bố. Đối với mạng di động, số liệu Download trung bình đạt 39,44 MBps cũng cao hơn 18,7%. Kết quả cho thấy chất lượng truy cập Internet Việt Nam cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, một số thông số cao hơn số liệu công bố bởi các hệ thống quốc tế. Điều này phản ánh nỗ lực của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet Việt Nam trong việc đảm bảo chất lượng kết nối Internet phục vụ cho nhu cầu sử dụng Internet.

Sóng của những hãng thông tấn, báo chí lớn như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg dễ dàng bắt được tại Việt Nam… Qua internet, người dân Việt Nam ngày nay có thể tiếp cận tin, bài của các cơ quan thông tấn, báo chí nước ngoài, như: AFP, AP, BBC, Reuters, Kyodo...

Những minh chứng trên cho thấy, mặc dù trên con đường hội nhập và phát triển, Việt Nam còn nhiều vấn đề kinh tế - xã hội vẫn cần tiếp tục nỗ lực giải quyết. Song không ai có thể phủ nhận được những thành thành tựu to lớn, vững chắc hướng đến quyền con người, hướng đến sự chủ động thực hiện các cam kết quốc tế nhằm bảo đảm quyền tự do ngôn luật, tự do báo chí của Nhà nước Việt Nam.

Hải Văn