Chia sẻ với VietNamNet, ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Nghệ An cho hay, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã cho thấy vai trò quan trọng, góp phần giúp hàng trăm nghìn người vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Đồng thời chính sách bảo hiểm thất nghiệp còn hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề, góp phần ổn định tâm lý, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động bị mất việc làm có cơ hội tìm kiếm, thích ứng với công việc mới.

Theo ông Tuấn, tính đến hết ngày 30/11, tổng số người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn tỉnh là 13.940, trong đó từ địa phương khác về Nghệ An nộp hồ sơ là hơn 8.000 người (chiếm tỉ lệ 57,6%).

Trong số này, số người đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 13.565.

Số tiền mà người lao động được hưởng từ trợ cấp thất nghiệp là hơn 205 tỷ đồng.

{keywords}
 

Bên cạnh đó, ông Trần Quốc Tuấn cũng cho hay, số người được hỗ trợ cung cấp thông tin, tư vấn việc làm, học nghề là 12.073. Số người lao động có nhu cầu việc làm được giới thiệu việc làm là 518. Số người lao động có nhu cầu học nghề được hỗ trợ học nghề là 127 người với số tiền hỗ trợ học nghề lên đến 517 triệu đồng.

Để hỗ trợ tối đa người lao động giải quyết chế độ chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Nghệ An đã tiếp nhận hồ sơ đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện; thực hiện khai báo tìm kiếm việc làm qua điện thoại, zalo, email…

Việc này nhằm hạn chế tiếp xúc và giảm thời gian, chi phí đi lại cho người lao động thất nghiệp trong quá trình hưởng trợ cấp thất nghiệp. 

Tuy nhiên, theo Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Nghệ An, số lượng người có nhu cầu làm việc và học nghề chưa cao, đa số người lao động hưởng hết trợ cấp thất nghiệp sau đó mới tiến hành tìm việc làm mới.

Linh hoạt tổ chức kết nối việc làm

Để hỗ trợ người lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Nghệ An cũng tăng cường việc thông tin, tuyên truyền.

Cụ thể, thường xuyên cung cấp cho địa phương các bản tổng hợp thông tin về các vị trí việc làm trống của các doanh nghiệ có nhu cầu tuyển dụng lao động trong tỉnh, ngoại tỉnh; phát hàng chục nghìn tờ rơi về cung cấp thông tin việc làm,...

Trung tâm cũng sử dụng hệ thống nhắn tin SMS, mạng xã hội Zalo, Facebook, Web, lập trang fapage của Trung tâm, thành lập nhóm Zalo kết nối việc làm để chia sẻ hoạt động; xây dựng 1 bản tin chuyên đề thị trường lao động và phối hợp với đài phát thanh truyền hình tỉnh để thông tin rộng rãi về các chương trình hoạt động kết nối hỗ trợ cho lao động về tránh dịch.

Bên cạnh đó, thường xuyên thu thập về nhu cầu tuyển dụng lao động.

Tăng cường và đẩy mạnh thu thập thông tin việc làm trống – người tìm việc nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người – người tìm việc, đảm bảo có dữ liệu phù hợp để tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động. Tổ chức thu thập, cung cấp thông tin về nhu cầu tìm việc, học nghề, xuất khẩu lao động của người lao động qua các hình thức như: chát nhóm trên ứng dụng zalo, tin nhắn, Facebook, qua điện thoại, qua email…

Đẩy mạnh công tác cung ứng thông tin thị trường lao động qua hình thức gián tiếp và trực tuyến. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền và cung cấp thông tin, trong đó chú trọng vào các hoạt động qua email, qua mạng xã hội Facebook, Zalo, Website của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Nghệ An… Đăng tin bài và các nội dung ấn phẩm, thông tin thị trường lao động lên các Fanpage, website của Trung tâm và nhiều kênh truyền thông khác.

{keywords}
Người lao động tham gia một hoạt động giới thiệu việc làm ở tỉnh Nghệ An 

Trong thời gian diễn ra dịch bệnh, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Nghệ An cũng tập trung đẩy mạnh công tác tư vấn giới thiệu việc làm, nhất là qua hình thức trực tuyến. Đặc biệt, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tư vấn – giới thiệu việc làm, triển khai tư vấn – giới thiệu việc làm trực tuyến, thông qua các ứng dụng gọi điện, trực tuyến, mở ra các cuộc trao đổi, phỏng vấn trực tuyến cho người lao động và doanh nghiệp thông qua các nghiệp vụ hướng dẫn của cán bộ Trung tâm.

Khi dịch bệnh tại các địa phương được kiểm soát, Trung tâm chủ động phối hợp với các đoanh nghiệp có nhu các tuyển dụng, trường nghề trong và ngoài tỉnh, đẩy mạnh triển khai tổ chức các Tuần lễ việc làm, phiên giao dịch việc làm tại các huyện Biên giới như huyện Kỳ Sơn, huyện Tương Dương và các huyện Đô Lương, huyện Diễn Châu, huyện Quỳ Hợp....

Ngoài ra, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Nghệ An còn tổ chức các hoạt động như Tuần lễ việc làm, các phiên giao dịch việc làm lưu động, Hội thảo, chương trình tư vấn việc làm theo chuyên đề, phiên giao dịch việc làm online, cuộc kết nối việc làm trực tuyến.,... với tổng cộng hơn 8.000 người lao động tham gia. Qua đó, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ 887 lượt doanh nghiệp trong tỉnh, ngoại tỉnh tuyển dụng lao động;  giúp 3.225 người lao động được hỗ trợ giới thiệu việc làm.

Thanh Hùng

Nhiều chính sách phục hồi và phát triển thị trường lao động

Nhiều chính sách phục hồi và phát triển thị trường lao động

Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội vừa ra quyết định ban hành Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động.