Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước đã xảy ra 40 ổ dịch cúm gia cầm tại 14 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày, buộc phải tiêu hủy trên 100.000 con gia cầm. Nguy cơ dịch cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6 tiếp tục lây lan và xảy ra trên phạm vi rộng là rất cao.

{keywords}
 Ảnh Vân Anh

Để khẩn trương kiểm soát dịch bệnh cúm gia cầm A/H5N1, A/H5N6 đang xảy ra tại các địa phương, đồng thời chủ động ngăn chặn các chủng virus cúm gia cầm xâm nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương bố trí các nguồn lực để tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm theo đúng nội dung tại Quyết định số 172/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025."

Trước nguy cơ của dịch cúm gia cầm A/H5N6, ngành chức năng và người chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang đã tăng cường các biện pháp chủ động trong phòng, chống dịch.

Tỉnh Tuyên Quang hiện có gần 6 triệu con gia cầm các loại, trong đó đàn gà chiếm số lượng lớn với trên 5,5 triệu con. Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa ẩm là điều kiện để dịch cúm gia cầm có cơ hội phát sinh và lây lan, ngành chức năng và các địa phương đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho người chăn nuôi.

Vận động người dân tự giác báo cáo khi phát hiện gia cầm nghi mắc bệnh cúm gia cầm, giảm thiểu các hành vi làm dịch phát sinh và lây lan. 

{keywords}
Ảnh Vân Anh

Người chăn nuôi cũng đã tích cực thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh trong môi trường chăn nuôi; áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi và các biện pháp chủ động phòng bệnh.

Vân Anh