Những hoạt động này, đã hỗ trợ tích cực cho những đóng góp của kiều bào vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Bà con ngày càng hướng về cội nguồn

Theo ông Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài trong năm qua có những mặt ổn định và tiếp tục phát triển sâu rộng ở nước sở tại, về cả chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội.

{keywords}
“Xuân Quê Hương 2019" đã diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa cùng sự tham dự của đông đảo kiều bào.

Điều rất khác biệt so với năm trước là xu hướng bà con ngày càng hướng về cội nguồn và đóng góp ngày càng gia tăng cho quê hương đất nước; thể hiện trước hết ở việc bà con tham gia vào các hoạt động do nhà nước và Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức như Xuân Quê hương, chuyến đi Trường Sa, trại hè cho thanh thiếu niên kiều bào, các hội nghị - diễn đàn trực tiếp nhắm vào đối tượng trí thức nhà khoa học trẻ của Việt Nam đang làm việc học tập bên ngoài.

Trong thời gian vừa qua, các nhà khoa học, trí thức kiều bào khi về nước đã đưa ra rất nhiều đề xuất ý tưởng và cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các nhà hoạch địch chính sách của Việt Nam.

Thời gian qua, Ủy ban đã phối hợp cùng các bộ ngành liên quan để tổ chức nhiều diễn đàn, hội thảo như vậy.

Trước câu hỏi mà kiều bào luôn quan tâm là tiếp nối đà thành công của năm 2018, trong năm 2019, Ủy ban và Bộ Ngoại giao có những biện pháp để khuyến khích nguồn nhân lực kiều bào quay trở lại Việt Nam, để kiểu bào không chỉ đưa ra ý tưởng mà còn trực tiếp tham gia công hiến hoặc cam kết làm việc lâu dài cho đất nước, ông Lương Thanh Nghị cho rằng, Trước hết, phải xây dựng được những chủ trương chính sách rất cụ thể, toàn diện, liên quan tới trọng dụng và ưu đãi đối với kiều bào khi về nước đầu tư, kinh doanh.

Ông Nghị cho biết, trên thực tế, Việt Nam đã có rất nhiều ưu đãi, như miễn thị thực, chính sách kiều bào về nước được mua nhà, tạo điều kiện đầu tư kinh doanh… Nhưng những cái đó vẫn chưa đủ hấp dẫn để thu hút mạnh mẽ hơn, đặc biệt là tầng lớp trí thức Việt kiều về nước.

{keywords}
Kiều bào về thăm biển đảo quê hương.

Trong thời gian tới, Ủy ban sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành có liên quan để rà soát, sửa đổi bổ sung các chính sách; cụ thể nhất là nghị định 87/2014/NĐ-CP Quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

Chúng tôi cũng sẽ cùng với Bộ tư pháp rà soát, nghiên cứu sửa đổi nghị định hướng dẫn việc nhập và trở lại quốc tịch Việt Nam của kiều bào. Đây cũng là yêu cầu, nguyện vọng rất chính đáng của bà con ở bên ngoài, bao gồm rất nhiều kiều bào trẻ, thế hệ thứ 2, 3 sinh ra, lớn lên ở nước ngoài, nhưng vẫn mang trong mình dòng máu Việt Nam; và rất mong muốn được trở lại nhập quốc tịch Việt Nam để được cống hiến cho đất nước.

Bên cạnh đó, Ủy ban tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để tổ chức các hội nghị, hội thảo diễn đàn để tạo cơ sở, cơ hội cho bà con về nước đề xuất, đóng góp ý kiến, hiến kế…

Hình thành nhiều hội, câu lạc bộ trí thức, KHCN … của kiều bào ta ở hầu hết các địa bàn

Những năm vừa qua, các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban triển khai các hoạt động nhằm tập hợp kiều bào và khuyến khích kiều bào có nhiều đóng góp thiết thực cho quê hương.

Theo ông Lương Thanh Nghị, đối với một bộ phận kiều bào còn gặp khó khăn về địa vị pháp lý, chúng tôi sẽ phối hợp với các cơ quan đại diện, chính quyền các nước sở tại tìm cách tháo gỡ khó khăn, để kiều bào có địa vị pháp lý rõ ràng.”Cuộc sống chỉ ổn định khi địa vị pháp lý tốt. Đó chính là một trong những trọng tâm mà chúng tôi sẽ phải làm trong thời gian tới”, ông Nghị nhấn mạnh.

{keywords}
Nhà nước luôn mở rộng không gian cho trí thức kiều bào về quê hương đóng góp và tham gia việc nước.

Trên thực tế, đã hình thành nhiều hội, câu lạc bộ trí thức, khoa học công nghệ … của kiều bào ta ở hầu hết các địa bàn, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Với sự hỗ trợ trực tiếp của các cơ quan đại diện, các hội, câu lạc bộ như vậy đang có hoạt động tích cực. Trước hết, nó tạo sân chơi gắn kết các nhà khoa học, trí thức kiều bào tại các địa bàn đó.

Ngoài ra, thông qua các hội này, kiều bào có thể đóng góp cho cơ quan đại diện hoặc về nước rất nhiều ý tưởng, đặc biệt là trong bối cảnh Cách mạng Khoa học công nghệ đang phát triển, nếu không tận dụng được thì sẽ rất đáng tiếc. Ví dụ như tại thung lũng silicon, hiện tại có khoảng hơn 200 bạn trẻ người Việt làm việc có danh tiếng về trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, dữ liệu lớn.. Làm thế nào để kết nối và hướng các bạn trẻ đóng góp về trong nước, đòi hỏi sự quyết tâm rất lớn từ trong nước; từ cơ quan đại diện, và chúng ta phải có cơ chế, chính sách hấp dẫn thu hút các bạn trở về… Cho dù làm trong nhà nước hay tư nhân, thì đó đều là những đóng góp quý báu của lực lượng trí thức kiều bào.

Đối với một số địa bàn nhỏ mà kiều bào còn gặp khó khăn trong công tác hội đoàn, Ủy ban cũng sẽ hỗ trợ. Đáng chú ý là sự thành lập hội đoàn cũng không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của mình mà còn theo luật pháp nước sở tại. Vì vậy, chúng ta phải cùng với bà con tìm ra phương thức hoạt động phù hợp với đặc điểm địa bàn và luật pháp nước đó.

Tuy nhiên, tựu chung lại sẽ tập trung vào ba mảng chính. Thứ nhất là thúc đẩy đại đoàn kết dân tốc, trước hết là gắn kết trong kiều bào với nhau. Kiều bào càng đoàn kết thì cuộc sống càng ổn định, càng có điều kiện đóng góp cho quê hương đất nước. Thứ hai, cùng nhau duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Đây chính là sức mạnh mềm quốc gia mà chúng ta phải biết bảo tồn, phát huy, đặc biệt là ở bên ngoài. Thứ ba, phát huy nguồn lực trí thức khoa học công nghệ, trí thức nói chung của kiều bào ở nước ngoài.

“Tất cả những việc này chúng tôi đã, đang làm và tập trung trong năm 2019, đặc biệt là việc phát huy nguồn lực trí thức khoa học công nghệ của kiều bào để phục vụ cho nhu cầu phát triển trong nước”, ông Lương Thanh Nghị quả quyết.

Hoàng Anh