Tập trung trọng tâm vào 5 nhiệm vụ cơ bản

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định rất rõ mục tiêu phát triển đất nước nói chung; trong đó cũng đưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng đối với lĩnh vực của ngành Nội vụ.

Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Phạm Thị Thanh Trà xác định rất rõ nhiệm vụ đầu tiên là phải quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm trên lĩnh vực của ngành Nội vụ; trong đó tập trung trọng tâm vào 5 nhiệm vụ cơ bản.

Thứ nhất, đó là tập trung cao độ cho việc tiếp tục tham mưu để xây dựng và hoàn thiện thể chế, xây dựng nền hành chính Nhà nước dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch, phục vụ nhân dân và hội nhập.

{keywords}
Tập trung vào việc đẩy mạnh cải cách hành chính để tạo đột phá cho giai đoạn 2021-2026, nhằm khơi thông các điểm nghẽn, những rào cản, tạo động lực cho việc thúc đẩy phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Ảnh minh họa.

Thứ hai, phải tập trung vào việc đẩy mạnh cải cách hành chính để tạo đột phá cho giai đoạn 2021-2026, nhằm khơi thông các điểm nghẽn, những rào cản, tạo động lực cho việc thúc đẩy phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển tới đây.

Thứ ba, tiếp tục tổ chức sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, trong đó có sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; các cơ quan, đơn vị hành chính và sự nghiệp. Vừa qua, Bộ đã làm tích cực và đạt hiệu quả bước đầu. Vì vậy, đây sẽ là giai đoạn làm rất quyết liệt vấn đề này.

Thứ tư, tiếp tục thực hiện mục tiêu về tinh giản biên chế, gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, theo chức danh lãnh đạo. Cùng với đó, phải quan tâm chăm lo phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài. Đây cũng là một trong những nội dung đã được Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu rất cụ thể để chúng ta tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vừa chuyên nghiệp, trách nhiệm, vừa năng động, phục vụ nhân dân và lấy người dân làm trung tâm.

Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước ở các lĩnh vực của ngành, bảo đảm rõ chức năng, nhiệm vụ, rõ người, rõ việc, phát huy sự chủ động, tích cực của địa phương, cơ sở; đồng thời tăng cường kiểm tra, thanh tra, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý Nhà nước thống nhất, đồng bộ.

Hoàn thiện chính sách tiền lương, thúc đẩy CCHC, cải cách tổ chức bộ máy

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy, thu hút nhân tài là chính sách tiền lương, bà Thanh Trà cho biết, Ban Chấp hành Trung ương đã có chủ trương, định hướng rất rõ ràng về vấn đề này tại nghị quyết số 27 năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động.

Tuy nhiên, 2 năm vừa qua, do tác động bất lợi của đại dịch COVID-19 đến tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách, chúng ta chưa thể thực hiện tăng lương và trung ương đã quyết định lùi thời hạn điều chỉnh tăng lương sau năm 2022.

|Vì vậy, trong nhiệm kỳ này, chúng tôi sẽ nỗ lực phối hợp cùng với các bộ, ngành xây dựng và hoàn thiện chính sách tiền lương đồng thời với thúc đẩy cải cách hành chính, cải cách tổ chức bộ máy và chế độ công vụ, công chức", bà Thanh Trà cho hay.

Diệu Bình