Tổng số động vật, sản phẩm động đã kiểm tra, phúc kiểm gồm 111.430 con gia súc; 1,2 triệu con gia cầm; 30.000 quả trứng gia cầm...

Do địa bàn thành phố rộng, tiếp giáp với nhiều tỉnh, có nhiều tuyến giao thông trọng điểm cả về đường không, đường bộ, đường thủy nên nguy cơ dịch bệnh xâm nhiễm rất cao.

Lực lượng chức năng tại Chốt kiểm dịch động vật liên ngành số 3 kiểm tra các phương tiện chở động vật lưu thông vào thành phố tiêu thụ. Ảnh Văn Lệ

Lực lượng kiểm dịch động vật liên ngành gồm: Công an, quản lý thị trường, thú y tại Chốt kiểm dịch động vật liên ngành số 3 tăng cường kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm, đặc biệt lưu ý kiểm tra nguồn gốc xuất xứ; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các chủ hàng, chủ phương tiện về các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thú y, chú trọng việc thực hiện kiểm dịch, vệ sinh thú y trong vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.

Các chốt kiểm dịch động vật liên ngành thành phố được giao nhiệm vụ kiểm soát, phúc kiểm nhằm ngăn chặn các loại động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc vận chuyển vào thành phố Hà Nội. 

Tuy nhiên để ngăn chặn dịch bệnh lây lan từ gia cầm, rất cần có sự phối hợp giữa  các tỉnh, thành phố khác để thông tin kịp thời những trường hợp kinh doanh sản phẩm động vật vi phạm như: Giấy kiểm dịch không hợp lệ, vận chuyển không có giấy kiểm dịch, thủ tục kiểm dịch không đúng nơi cấp… nhằm phối hợp kiểm tra và xử lý vi phạm đạt hiệu quả. “Các sở, ngành cần tham mưu cho thành phố chỉ đạo những đơn vị liên quan (Công an thành phố, Quản lý thị trường…) phối hợp với lực lượng thú y để kiểm soát tốt việc truy xuất nguồn gốc  gia cầm tại các chợ dân sinh, qua đó hạn chế vi phạm, góp phần ngăn ngừa lây lan mầm bệnh từ các tỉnh, thành phố khi đưa thịt lợn và lợn thương phẩm về Hà Nội.

Văn Lệ