Năm ngoái, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng Hà Giang vẫn đón trên 1,5 triệu lượt khách du lịch đến Hà Giang, đạt 93,8% chỉ tiêu kế hoạch năm, trong đó khách quốc tế ước đạt trên 70. nghìn lượt; doanh thu du lịch ước đạt trên 2.477 tỷ đồng.

Hà Giang với những danh thắng đủ sức hấp dẫn, gọi mời du khách, nhất là tại Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn kỳ vĩ, nơi có cột cờ Quốc gia Lũng Cú; Khu di tích Nhà Vương; Phố cổ Đồng Văn kiến trúc nghệ thuật độc đáo… đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách thập phương. 

{keywords}
Ảnh minh họa

Cùng với việc tổ chức xúc tiến, quảng bá, Hà Giang cũng tổ chức khảo sát phát triển sản phẩm du lịch tại các địa phương trong tỉnh. Phối hợp tổ chức chương trình liên kết phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng giai đoạn 2020 – 2025 gắn với khảo sát di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì; và gặp mặt các doanh nghiệp du lịch đến các địa phương trong tỉnh. Đồng thời, cụ thể quyết liệt trong công tác phòng chống dịch covi-19 để trở thành điểm đến an toàn với du khách.

Với quan điểm, phát triển du lịch đảm bảo phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và Quy hoạch tỉnh Hà Giang; là khâu đột phá trong phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường, nhất là quản lý tốt quy hoạch Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

{keywords}
Ảnh minh họa

Tập trung huy động các nguồn lực cho phát triển du lịch. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả. Tăng cường liên kết, hợp tác, mờ rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Hà Giang.

Mục tiêu, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, gắn với nâng cao nhận thức và đời sống cho nhân dân, giảm nghèo bền vững, phát huy văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc bản địa.

Xây dựng du lịch Hà Giang theo hướng chuyên nghiệp, có tính cạnh tranh cao, gắn với các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương, đảm bảo phát triển bền vững. Chú trọng phát triển du lịch nội địa, kết họp phục hồi kinh tế - xã hội gắn với kiếm soát dịch bệnh Covid-19, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

{keywords}
Ảnh minh họa

Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đồng bộ, hiện đại. Hình thành một số khu, điểm du lịch, dịch vụ tổng hợp có quy mô lớn. Phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, nhất là du lịch cộng đồng. Xây dựng thương hiệu du lịch Hà Giang là điểm đến an toàn, hấp dẫn, đặc sắc trong khu vực miền núi phía Bắc.

Hà Giang đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, du lịch trở thành ngành kinh tể trọng điểm của tỉnh. Phấn đấu có 01 khu du lịch được công nhận là khu du lịch cấp tỉnh; thu hút 3 triệu lưọt khách du lịch; tống thu từ khách du lịch ước đạt 7.800 tỷ đồng, đóng góp 10,34% giá trị du lịch vào tổng sản phẩm trên địa bàn; tạo ra 28.200 việc làm, trong đó, có 14.100 việc làm trực tiếp.

Định hướng đến năm 2030, Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là khu du lịch quốc gia; thu hút 5 triệu lượt khách du lịch; tống thu từ khách du lịch ước đạt 20.600 tỷ đồng, đóng góp 14,34% giá trị du lịch vào tông sản phâm trên địa bàn; tạo việc làm cho trên 20.000 lao động trực tiếp.

Bắc Quang