Đầu năm 2021, 12 nền tảng số “Make in Vietnam” đã được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) giới thiệu tại Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số.

Bộ TT&TT đặt ra mục tiêu 50.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận với chương trình, tối thiểu 30.000 DN trải nghiệm miễn phí các nền tảng trong năm 2021.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Các nền tảng số xuất sắc “Make in Việt Nam” tuyên bố chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số như sau:

Chính sách ưu đãi tối thiểu bao gồm 3 điểm chính: Miễn phí trải nghiệm sử dụng nền tảng trong thời gian 3 tháng; ký hợp đồng sử dụng 1 năm được miễn phí sử dụng 6 tháng (giảm 50%); miễn phí các khóa đào tạo, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng nền tảng.

Sự bùng phát của dịch Covid-19 cho thấy giá trị của công nghệ và chuyển đổi số trong việc giúp các tổ chức biến cuộc khủng hoảng thành cơ hội để “sinh tồn”.

Theo đánh giá của các chuyên gia, trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn.

Trong đó, điện toán đám mây đang là một trong những công cụ đắc lực hỗ trợ doanh nghiệp tiến nhanh hơn trong quá trình chuyển đổi số.

Một trong những bước đi đầu tiên trong chiến lược này cần phải có chính là Cloud Server (giải pháp máy chủ ảo), đây là nền tảng dưới cùng, như móng nhà để các ứng dụng còn lại hoạt động.

Cloud Server là giải pháp hoàn hảo cho các nhân viên khi cần làm việc từ xa trong mùa dịch, nhưng vẫn đảm bảo an toàn dữ liệu cho cá nhân và doanh nghiệp. Giải pháp máy chủ ảo được xây dựng dựa trên công nghệ điện toán đám mây, trang bị nhiều lớp bảo mật, xác thực hai yếu tố…

Người dùng có thể sử dụng dữ liệu mọi lúc, mọi nơi, trên mọi nền tảng thiết bị khi có kết nối internet. Đồng thời, truy cập sẽ thực hiện thông qua một portal được trang bị nhiều lớp bảo mật và chỉ có những ai có quyền mới truy cập vào được nên đảm bảo an toàn cho dữ liệu.

Không chỉ với các doanh nghiệp mà giải pháp này còn có thể sử dụng ở các trường học, trung tâm giáo dục cần áp dụng phương pháp giảng dạy từ xa. Chính vì thế, Cloud Server ra đời để giải quyết được nhiều vấn đề về chi phí, bảo hành cho những người muốn phát triển kinh doanh dựa trên nền tảng internet. Nhìn chung, Cloud Server là một trong những giải pháp máy chủ tốt nhất hiện nay.

Theo các chuyên gia tham gia khảo sát của Vietnam Report, chuyển đổi số dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) thường sử dụng các ứng dụng để ở chế độ đám mây (on cloud).

Các doanh nghiệp đó không xây dựng mạng nội bộ như trước đây và phần lớn đẩy hết lên cloud.  Họ cũng không mua các ứng dụng được đặt hàng riêng cho từng doanh nghiệp mà dùng trực tiếp các ứng dụng khá chuyên nghiệp và được thiết kế chung cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Điện toán đám mây (Cloud computing) có thể hiểu một cách đơn giản là: Các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ... sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất) để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần.

Các doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng nghìn máy tính cũng như phần mềm mà chỉ cần tập trung sản xuất bởi đã có đơn vị khác lo cơ sở hạ tầng công nghệ.

Doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập đến bất kỳ tài nguyên nào tồn tại trong "đám mây (cloud)" tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ đâu thông qua hệ thống Internet.

Một số chuyên gia nhận định, giải pháp đám mây là ‘chìa khóa’, thúc đẩy chuyển đổi số thành công.

Trong quá khứ, việc kiểm soát công việc hoàn toàn phụ thuộc vào sổ sách và ghi chép thủ công, mất rất nhiều thời gian và nhân lực mà tính chính xác không cao. Từ khi có giải pháp đám mây, công tác quản lý tại các doanh nghiệp trở nên thuận thiện hơn.

Được biết, đây là mảng thị trường đầy tiềm năng mà các doanh nghiệp công nghệ thông tin viễn thông Việt Nam đang khai thác.

Tuy nhiên, vì số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa quá lớn dẫn đến mỗi doanh nghiệp lại có một nhu cầu riêng, nên khoảng trống này sẽ là điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin phát huy năng lực của mình.

Minh Phúc