Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa xây dựng, hoàn thiện nội dung Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực An toàn an nnh mạng (ATANM) giai đoạn 2021 – 2025.

Bảo đảm chủ quyền số quốc gia, làm chủ không gian mạng

Trên cơ sở đánh giá các kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của đề án giai đoạn đến năm 2020, cũng như căn cứ vào quan điểm, định hướng chỉ đạo xây dựng Đề án giai đoạn 2021-2025. Bộ TT&TT cho rằng, việc đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực ATANM là một trong những giải pháp bảo đảm chủ quyền số quốc gia, làm chủ không gian mạng, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh đất nước.

{keywords}
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa xây dựng, hoàn thiện nội dung Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ATANM giai đoạn 2021 – 2025.

Theo Bộ TT&TT, đây cũng là một phần quan trọng của nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao, góp phần thực hiện thành công Đề án chuyển đổi số quốc gia, đóng góp quan trọng để sớm đưa Việt Nam trở thành cường quốc về an toàn, an ninh mạng trong khu vực và thế giới.

Ngoài ra, việc đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực an toàn, an ninh mạng sẽ gia tăng sự phối hợp linh hoạt, hiệu quả giữa các hình thức đào tạo ngắn hạn cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng và đào tạo chính quy, dài hạn.

Về mục tiêu của chương trình, Bộ cho biết, việc đào tạo này sẽ phát triển, hình thành đội ngũ nhân lực, chuyên gia ATANM đủ kỹ năng, trình độ, đáp ứng yêu cầu của các bộ, ban, ngành, địa phương.

Nâng cao khả năng cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tự đề kháng, phòng, chống các mã độc, lừa đảo, tấn công, sự cố an toàn an ninh mạng.

Bên cạnh đó, xây dựng được một số cơ sở đào tạo trọng điểm về ATANTT có chất lượng tương đương các nước trong khu vực. Từ đó, hoàn thiện chế độ chính sách để thu hút được đội ngũ nhân lực, chuyên gia hàng đầu về ATANM; Nâng cao năng lực quốc gia về bảo đảm ATANTT, bảo vệ vững chắc chủ quyền không gian mạng Việt Nam.

Đạt chuẩn kỹ năng an toàn thông tin chuyên nghiệp

Bộ TT&TT kỳ vọng, đề án sẽ tổ chức được 3.000 lượt đào tạo ngắn hạn về kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật ATANM cho các cán bộ kỹ thuật trong các đơn vị chuyên trách về ATTT, CNTT các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế của nhà nước và các đơn vị thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia.

Tổ chức được 3.000 lượt đào tạo ngắn hạn về quản lý, nghiệp vụ và kỹ năng ATANM cho đội ngũ lãnh đạo quản lý và cán bộ chủ chốt của các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế của nhà nước;

Tổ chức được 6.000 lượt đào tạo ngắn hạn về kiến thức, kỹ năng ATANM của người dùng cho các công chức, viên chức và người lao động có vị trí công việc liên quan đến mạng và máy tính của các cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế của nhà nước;

Tổ chức đào tạo được 200 chuyên gia ATANM để bảo vệ cho các hệ thống thông tin quan trọng của Đảng và Nhà nước.

Bên canh đó, đề án khi triển khai cũng sẽ đưa được 300 giảng viên, nghiên cứu viên đi đào tạo về ATANM ở nước ngoài, trong đó có 100 tiến sĩ; Đào tạo được 4.000 kỹ sư, cử nhân về ATANM, trong đó có ít nhất 2.000 người vượt qua kỳ sát hạch đạt chuẩn kỹ năng an toàn thông tin chuyên nghiệp.

Không chỉ đề cập về những mục tiêu cụ thể, trong đề án Bộ TT&TT cũng nêu ra các nhiệm vụ cụ thể như: Đào tạo kỹ năng kỹ thuật ATANM cho đội ngũ kỹ thuật trong cơ quan nhà nước; Đào tạo kỹ năng ATANM cho cán bộ lãnh đạo và người dùng cuối trong các cơ quan Đảng và Chính phủ; Đào tạo kỹ năng kỹ thuật ATANM cho các đơn vị thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia; Đào tạo 200 chuyên gia ATANM để bảo vệ cho các hệ thống thông tin quan trọng của Đảng và Nhà nước;  Nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển và đào tạo, sát hạch kỹ năng ATANM trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông; Xây dựng hệ thống đào tạo, sát hạch trực tuyến tập trung về ATANM…

Lan Anh