Tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp chiếm tới hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng

Theo dự báo từ Bộ Công Thương, các năm 2021-2025, mặc dù đã phải huy động tối đa các nguồn điện chạy dầu, song hệ thống điện vẫn khó đáp ứng được nhu cầu phụ tải tiếp tục tăng cao như hiện nay. Cùng với đó, nhiều dự án điện vẫn ở trong tình trạng chậm tiến độ, chưa thể đưa vào hoạt động. Ngay từ nhiều năm trước và hiện tại, để ứng phó với thiếu hụt năng lượng, các ngành nghề tiêu tốn năng lượng như thép, xi măng, sản xuất chế tạo... đã tìm ra hướng đi, đầu tư để tiết kiệm năng lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh. 

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp đang chiếm tới hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. Hiện nay các nguồn năng lượng sơ cấp không đáp ứng được nhu cầu năng lượng của nền kinh tế. Việt Nam đã phải nhập khẩu than cho phát điện và sẽ nhập khẩu khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) từ năm 2023.

{keywords}
Để ứng phó với thiếu hụt năng lượng, các ngành nghề tiêu tốn năng lượng như thép, xi măng, sản xuất chế tạo... đã tìm ra hướng đi, đầu tư để tiết kiệm năng lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện trong thời gian tới sẽ giảm nhiều so với trước đây, khoảng 8,5% trong giai đoạn 2021-2025 và khoảng 7,5% trong giai đoạn 2026-2030 nhưng nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống vẫn rất cao.

Với tốc độ tăng trưởng phụ tải như hiện nay, mỗi năm cần sản suất bổ sung khoảng 3.000 - 4.000 MW công suất từ các dự án nguồn điện đưa vào vận hành thương mại. Trong khi đó, hiện nay nhiều dự án nguồn điện chậm tiến độ, gây khó khăn cho tình hình cung cấp điện.

Do đó, giải pháp thiết thực lúc này là các doanh nghiệp và người dân phải chủ động tiết kiệm điện, sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm cho mình và cho đất nước.

Theo tính toán của EVN, khối sản xuất công nghiệp sử dụng gần một nửa tổng sản lượng điện cả nước, tức là khoảng 100 tỷ kWh/năm. Nếu các doanh nghiệp có thể chung tay tiết kiệm 1%, tương đương giảm 1 tỷ kWh/năm, thì số tiền tiết kiệm được là 1.600 tỷ đồng.

Chuyển đổi công nghệ, thiết bị, máy móc theo hướng tiết kiệm điện

Bộ Công Thương cho hay: Tiêu thụ năng lượng trong sản xuất hiện chiếm tỷ trọng rất cao. Riêng trong lĩnh vực công nghiệp, theo thống kê của Bộ Công Thương, tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp chiếm tới hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng. Tiềm năng kỹ thuật để có thể tiến hành tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp từ 20-30%, thậm chí có lĩnh vực có thể lên tới 40%.

Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cũng chính là giải pháp phát triển bền vững chung của doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. Hiện nhiều doanh nghiệp đã ý thức chủ động chuyển đổi công nghệ, thiết bị, máy móc theo hướng sử dụng năng lương hiệu quả và tiết kiệm.

Tại Khu liên hợp sản xuất Gang thép Dung Quất - Quảng Ngãi, ông Hồ Đức Thọ, Phó giám đốc Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất cho biết, áp dụng công nghệ mới ngoài việc giúp công ty tiết kiệm lượng lớn điện tiêu thụ, còn giúp thân thiện môi trường, đơn cử như giải pháp công nghệ tuần hoàn khép kín. Giải pháp này được áp dụng cho cả hai Khu liên hợp Sản xuất Gang thép Hòa Phát tại Hải Dương và Quảng Ngãi. Vốn đầu tư cho các hạng mục về môi trường của thép Hòa Phát chiếm khoảng 20 - 30% tổng vốn đầu tư các dự án.

Hiện Khu liên hợp sản xuất Gang thép Dung Quất - Quảng Ngãi trang bị công nghệ lò cao được khép kín 100%, không xả thải ra môi trường, toàn bộ chất thải, khí thải, nước thải đều được xử lý triệt để, tuần hoàn tái sử dụng, không xả nước sản xuất ra môi trường.

Tập đoàn Sơn Hà cũng chủ động áp dụng những công nghệ mới ít tiêu hao năng lượng trong các công đoạn sản xuất; các công xưởng luân phiên sản xuất tránh căng thẳng về điện trong giờ cao điểm… Tập đoàn Sơn Hà có gần 10 nhà máy quy mô như Nhà máy Sơn Hà tại Bắc Ninh. Toàn bộ hệ thống đèn đường, đèn chiếu trong nhà máy đều dùng đèn led, đồng thời nhà máy cũng bố trí các thiết bị máy móc khoa học. Ban đầu nhà máy sử dụng máy công suất rất lớn, các thiết bị sử dụng nhiều điện. "Chúng tôi đã thay các động cơ hiện đại hơn nhưng tiêu tốn điện năng ít hơn hoặc sử dụng giải pháp thay thế thiết bị sử dụng điện nhiều. Ví dụ với riêng Nhà máy Sơn Hà tại Bắc Ninh, ban đầu chi phí điện khoảng gần 500 triệu đồng/tháng, đến nay chỉ còn khoảng 300 triệu đồng/tháng”, ông Sơn nói.

Sản xuất sắt thép là lĩnh vực sử dụng nhiều điện. Trong bối cảnh nguy cơ thiếu điện, giá điện có nhiều biến động, để tiết kiệm điện năng, đảm bảo cho sản xuất, Tập đoàn Hòa Phát cũng áp dụng nhiều giải pháp hiệu quả tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường. Tập đoàn đã áp dụng công nghệ tuần hoàn khép kín, đầu tư thiết bị công nghệ nhằm kiểm soát tốt vấn đề môi trường, xử lý triệt để các loại chất thải, khí thải phát sinh cho cả hai Khu liên hợp Sản xuất Gang thép Hòa Phát tại Hải Dương và Quảng Ngãi. Vốn đầu tư cho các hạng mục về môi trường của thép Hòa Phát chiếm khoảng 20-30% tổng vốn đầu tư các dự án.

Thanh Tùng