Với hướng chăn nuôi lợn hữu cơ, sử dụng giải pháp an toàn sinh học, trang trại của anh Mạc Tuấn Hải (Hà Nội) đã xây dựng được "hệ thống phòng dịch an toàn" cho gia súc.

Gia súc có nhiều nguy cơ nhiễm các dịch bệnh nguy hiểm lở mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi. Chỉ cần 1 con nhiễm bệnh, nguy cơ cao lây cho cả đàn, cả vùng.... nên buộc phải tiêu hủy cả đàn. Lúc đó, thiệt hại kinh tế vô cùng lớn.

Sau nhiều đợt dịch, giờ đây người chăn nuôi đã tuân thủ các quy định chăn nuôi an toàn. 

{keywords}
Ảnh minh họa.

Năm 2008, anh Phùng Minh khởi nghiệp với việc chăn nuôi lợn rừng trên Lập Thạch (Vĩnh Phúc). Mỗi lần dịch bệnh, đàn lợn chết hàng loạt do còi cọc, không có đề kháng.

Khi được tham gia vào các chương trình thăm quan nông trại sạch, chăn nuôi an toàn tại các địa phương, anh quyết tâm đi theo con đường nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học.

Trên diện tích hơn 2ha gò đồi, anh thực hiện chăn nuôi lợn bán chăn thả. Lợn con được nhập từ các cơ sở giống uy tín sẽ được kiểm dịch và nuôi nhốt tại 2 khu dãy chuồng riêng biệt. Khi lợn được 5 tháng tuổi sẽ chuyển sang khu nuôi trước giết mổ.

Đảm bảo an toàn dịch bệnh, gia đình anh tuân thủ qui định tiêm vaccine phòng các loại dịch bệnh có nguy cơ lân lan, kiểm soát chặt nguồn gốc thức ăn,

Hệ thống chuồng trại được xây dựng thoáng mát, nhiều ánh sáng, đảm bảo vệ sinh giúp đàn lợn thêm khỏe mạnh. Anh lựa chọn công nghệ vi sinh 2 giàn mát để xử lý mùi, không khí trong chuồng nuôi được thổi qua hệ thống giàn mát có chứa chế phẩm vi sinh giúp làm giảm mùi hôi dưới ngưỡng phát hiện được. 

Đồng thời sử dụng dùng chế phẩm vi sinh để khử mùi tại khu vực xử lý nước thải, khu vực tách phân, lắp đặt hệ thống biogas giúp xử lý chất thải, lại có chất đốt sử dụng nấu thức ăn cho lợn… Chất thải rắn được xử lý thành phân hữu cơ, sử dụng bón cho hoa, cây cảnh và rau xanh được trồng tại trang trại.

Gần đây, trang trại tiếp tục đầu tư khu giết mổ sạch được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Quang Sơn