Logistics được coi là xương sống của nền kinh tế số, đóng góp vai trò chính trong khâu vận chuyển kết nối giao thương giữa các vùng miền, cũng như thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để đưa ngành logistics phát triển bùng nổ từ năm 2021 thì các doanh nghiệp vận tải dịch vụ này phải biết nắm bắt được cơ hội của các Hiệp định thương mại và tiệm cận ứng dụng nhanh chóng công cuộc chuyển đổi số vào trong kinh doanh nền tảng logistics.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp và dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14%-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm. Đặc biệt, thời gian gần đây, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử và phương thức hậu cần trực tuyến (e-Logistics) đã giúp ngành logistics phát triển.

{keywords}
Để đưa ngành logistics phát triển bùng nổ từ năm 2021 thì các doanh nghiệp vận tải dịch vụ này phải biết nắm bắt được cơ hội của các Hiệp định thương mại và tiệm cận ứng dụng nhanh chóng công cuộc chuyển đổi số vào trong kinh doanh nền tảng logistics.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, ngành logistics Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần được tập trung khắc phục như chi phí dịch vụ logistics còn khá cao, làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam nói riêng, sức cạnh tranh của cả nền kinh tế Việt Nam nói chung; sự kết hợp giữa thương mại điện tử và logistic chưa thực sự hiệu quả…

Số liệu từ VLA cho thấy, hiện tại các doanh nghiệp logistics trong nước đang cung cấp từ 2 đến 17 dịch vụ khác nhau, các dịch vụ giao nhận, vận tải, kho hàng, chuyển phát nhanh và khai báo hải quan là chủ yếu. Trong đó số lượng doanh nghiệp đang ứng dụng các loại hình công nghệ chiếm từ 50%-60% tùy theo quy mô và tính chất dịch vụ của từng doanh nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu đã gây ra những tác động nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó phải kể đến sự đứt gãy của chuỗi cung ứng, ngừng trệ của hoạt động logistics trên toàn cầu mà cho đến nay vẫn chưa phục hồi lại được hoàn toàn. 

Với dịch vụ logistics, các hiệp định này có thể tác động tới triển vọng phát triển ở hai góc độ là cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực vận tải và cam kết trong các lĩnh vực ảnh hưởng đến thị trường dịch vụ logistics, song cơ hội và thách thức đều khá lớn trong bối cảnh doanh nghiệp logistics nội địa có sức cạnh tranh không cao.Tuy vậy, nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp trong thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống đại dịch COVID-19, vừa tranh thủ cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA)... giúp phục hồi nhanh các hoạt động kinh tế, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục được ổn định, lạm phát được kiểm soát, cân đối về tài chính, tín dụng được bảo đảm, mặt bằng lãi suất giảm; tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định, thanh khoản thị trường được bảo đảm.

Bởi logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Do đó, nếu nâng cao chất lượng, giảm giá thành các dịch vụ logistics, sẽ giúp doanh nghiệp tiết giảm được rất nhiều chi phí, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, của cả nền kinh tế. Dịch vụ logistics của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối cao đạt 12 - 14 %, tỷ lệ doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics đạt khoảng 60 - 70 %, đóng góp khoảng 4 - 5 % GDP.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, cắt giảm chi phí logistics đang là chủ đề mà Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm, nhằm giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đồng thời phục hồi đà tăng trưởng bị sụt giảm do tác động của dịch COVID-19. Do đó, rất cần những ý kiến đóng góp từ các hiệp hội, doanh nghiệp dịch vụ logistics, các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế về biện pháp tháo gỡ “điểm nút” chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ này trên cơ sở thúc đẩy chuyển đổi số.

Văn Điệp