Cúm gia cầm (Avian Influenza, AI) là bệnh truyền nhiễm cấp tính cực kỳ nguy hiểm của gia cầm (là 1 trong 15 bệnh nguy hiểm nhất của động vật – theo OIE, 2003), do nhóm virus cúm A, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. 

{keywords}
Ảnh minh họa. Hồng Hạnh

Họ Orthomyxoviridae đã được phát hiện bao gồm 4 nhóm virus, đó là: Nhóm virus cúm A (Influenza A); Nhóm virus cúm B (Influenza B); Nhóm virus cúm C (Influenza C); Nhóm Thogotovirus.

Các nhóm virus khác nhau bởi các kháng nguyên bề mặt capsid: Ở virus cúm A và B là Hemagglutinin (HA); Ở virus cúm C là Hemagglutinin Esterase Fusion (HEF); Ở Thogotovirus là Glycoprotein (GP).

Đây là nhóm virus cúm gia cầm có biên độ vật chủ rộng (có khả năng thích ứng trên nhiều loại vật chủ khác nhau), được phân chia thành nhiều phân type khác nhau dựa trên kháng nguyên HA và NA có trên bề mặt capsid của hạt virus. Nhóm virus cúm A có 18 phân type HA (từ H1 đến H18) và 9 phân type NA (từ N1 đến N9), và sự tái tổ hợp giữa các phân type HA và NA, về mặt lý thuyết, sẽ tạo ra nhiều phân type khác nhau về độc tính và khả năng gây bệnh.

Mặt khác, virus cúm A có đặc tính quan trọng là dễ dàng đột biến trong gen/hệ gen (đặc biệt ở gen mã hóa cho 2 protein NA và HA), hoặc trao đổi các gen kháng nguyên với nhau, trong quá trình xâm nhiễm và tồn tại lây truyền giữa các loài vật chủ nên việc ngăn chặn và kiểm soát sự lây nhiễm của chúng là vô cùng khó khăn.

Lần đầu tiên được mô tả vào năm 412 trước công nguyên bởi nhà khoa học có tên là Hyppocrates. Tuy nhiên mãi đến năm 1680 mới bắt đầu bùng phát thành dịch. Kể từ đó đến nay, trên thế giới đã có hàng trăm vụ đại dịch cúm gia cầm nổ ra khắp mọi nơi và gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn cho con người.

Hiện nay virus cúm gia cầm AI có mặt hầu như khắp nơi trên thế giới từ châu Âu, châu Á, châu Phi, cho đến châu Mỹ…và càng ngày càng xuất hiện nhiều chủng có độc lực cao.

Hồng Hạnh