Theo báo cáo từ BHXH Việt Nam, trong 5 năm qua, số lượng thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực BHXH đã được cắt giảm mạnh từ 115 thủ tục xuống còn 28 thủ tục (giảm trên 75%). Cụ thể, từ 115 thủ tục năm 2014 xuống còn 33 thủ tục năm 2015, 32 thủ tục năm 2016, 28 thủ tục năm 2017, 2018 và 27 thủ tục năm 2019.

Thời hạn cấp sổ bảo hiểm xã hội từ 20 ngày và thẻ  bảo hiểm y tế từ 7 ngày đều được rút ngắn xuống còn 5 ngày (riêng với người hưởng trợ cấp thất nghiệp không quá 2 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định), cấp lại thẻ bảo hiểm y tế không thay đổi thông tin được thực hiện trong ngày. Với việc thực hiện giao dịch điện tử trong tất cả các khâu từ thu, nộp đến quản lý chi trả thì số lần thực hiện giao dịch điện tử giảm từ 12 lần/năm xuống còn 1 lần/năm.

{keywords}
 Năm 2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ tập trung vào công tác cải cách hành chính với cải cách các thủ tục hành chính, cải tổ bộ máy làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc để nâng cao chất lượng dịch vụ. Ảnh minh họa.

Riêng số giờ thực hiện TTHC từ 335 giờ năm 2016 hướng đến giảm xuống còn 49 giờ/năm 2017. Với việc thực hiện giao dịch điện tử trong tất cả các khâu (từ thu, nộp đến quản lý chi, trả) thì số lần thực hiện giao dịch điện tử giảm từ 12 lần/năm xuống còn 1 lần/năm. Đặc biệt, năm 2017, BHXH Việt Nam xếp thứ 2/20 trong số các bộ, ngành về chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT, tăng 18 bậc so với năm 2016 và là đơn vị đứng đầu trong các cơ quan thuộc Chính phủ về việc ứng dụng CNTT để phát triển Chính phủ điện tử trong năm 2018.

Đánh giá về kết quả CCHC của ngành, lãnh đạo BHXH Việt Nam nhấn mạnh, công cuộc CCHC trong đó cải cách TTHC là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian cho các tổ chức, cá nhân khi thực hiện giao dịch về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Với sự chủ động, tích cực, năm 2018, công tác CCHC đã có nhiều tiến bộ quan trọng. Đặc biệt, nhận thức ngày càng cao của đội ngũ công chức, viên chức trong ngành về tầm quan trọng của CCHC; sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp có hiệu quả của các Bộ, ngành ở Trung ương và các Sở, ban, ngành tại địa phương.

“Cải cách hành chính giúp chúng tôi quản lý và rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục liên quan đến người tham gia, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.”, Bà Nguyễn Thị Minh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhấn mạnh.

Công nghệ là “chìa khóa”

Nhờ việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngành, cho đến nay bảo hiểm xã hội đã thực hiện giao dịch điện tử với trên 90% đơn vị tham gia, kết nối với trên 13.000 cơ sở khám chữa bệnh; tin học hóa hầu hết các lĩnh vực, nghiệp vụ chính...

Quý 3/2019, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chính thức triển khai Phần mềm giao dịch điện tử phiên bản Website thay thế Phần mềm KBHXH (phần mềm hỗ trợ kê khai bảo hiểm xã hội) nhằm hỗ trợ tốt hơn nữa các đơn vị sử dụng lao động trong thực hiện giao dịch điện tử  bảo hiểm xã hội và bắt đầu áp dụng giao dịch điện tử đối với cá nhân trong việc giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, ngành cũng đã triển khai Hệ thống tương tác đa phương tiện giữa người dân và doanh nghiệp với cơ quan bảo hiểm xã hội (Hệ thống SMS); Triển khai hiệu quả việc số hóa, gửi nhận văn bản, tài liệu điện tử giữa các đơn vị trong phạm vi Ngành trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành; gửi, nhận, phát hành văn bản điện tử với các Bộ, ngành trên trục liên thông. Tính đến nay, bảo hiểm xã hội đã cung cấp được 12 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và 6 dịch cụ công mức độ 3.

Ngoài ra, việc thực hiện cải cách hành chính cũng đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành bảo hiểm xã hội. Để khắc phục độ phức tạp mang tính đặc thù ngành cũng như bài toán nguồn nhân lực trong năm 2020, ông Đào Việt Ánh khẳng định, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát nhằm cắt giảm, loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo gây khó khăn cho quá trình thực hiện; đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo hướng dễ hiểu, dễ tiếp cận, đảm bảo tính khả thi, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức.

“Chúng tôi sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc kê khai nộp bảo hiểm xã hội và  cung cấp các công cụ, tiện ích để hỗ trợ đơn vị sử dụng lao động tham gia giao dịch điện tử với cơ quan bảo hiểm xã hội được thuận tiện, hỗ trợ truy cập  trên thiết bị di động, các ứng dụng trên nền tảng di động sẽ cho phép truy cập, tra cứu và khai thác thông tin một cách tiện lợi và đa dạng cho các cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch với cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam,” ông Đào Việt Ánh nói.

Bên cạnh đó, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tổ chức triển khai đánh giá mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ. Đây là cơ sở để đánh giá khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ của cơ quan bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ xây dựng cơ chế khuyến khích tuyển dụng sinh viên giỏi vào làm việc trong ngành, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin; đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức hiện có để đáp ứng yêu cầu công việc.

Trường hợp nào được coi là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Trường hợp nào được coi là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Một số nội dung sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 61/2020/NĐ-CP liên quan đến các quy định về: Việc tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp, Chế độ bảo hiểm thất nghiệp, Trách nhiệm của Sở LĐ-TBXH và BHXH.  

Ng. Dũng
Ảnh: Th. Thiện