{keywords}
Chốt kiểm dịch cúm gia cầm. Ảnh: Tuấn Anh

Từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước tiếp tục xảy ra 7 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định và Ninh Bình. Tổng số gia cầm bị chết, buộc phải tiêu hủy là gần 8.000 con. Đa số gia cầm vẫn an toàn đối với cúm gia cầm.

Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát, lây lan diện rộng dịch bệnh này vẫn tiềm ẩn. Trong khi việc kiểm soát tình trạng nhập lậu, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi phía Bắc còn những hạn chế nhất định. Công tác tiêm phòng vaccine cúm gia cầm trong nông hộ vẫn chưa triệt để, nhất là đối với chăn nuôi nhỏ lẻ…

Bên cạnh các chủng virus đã xuất hiện tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng nhận định khả năng gia cầm có thể nhiễm các loại virus khác như: A/H7N9, A/H5N8 và A/H5N2.

Ông Phùng Đức Tiến  - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, trước diễn biến khó lường của tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm, Bộ đã chỉ đạo các cục, vụ, viện tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quyết định số 172/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch Quốc gia phòng chống cúm gia cầm giai đoạn 2019 - 2025.

Một trong những giải pháp quan trọng được Bộ tổ chức triển khai là chủ động nguồn vaccine phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm. Trong năm 2020, các doanh nghiệp đã sản xuất, cung ứng 539 triệu liểu vaccine cúm gia cầm, Hiện, trong kho của các doanh nghiệp vẫn còn tích trữ 95,2 triệu liều vaccine.

Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu vaccine phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm. Dự kiến trong quý I/2021, sẽ có thêm 133 triệu liều vaccine được sản xuất, nhập khẩu, bảo đảm đủ số lượng vaccine để chủ động phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm.

Tuấn Anh