10/10 chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch 

Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm của cả nước tăng khoảng 0,620C; mực nước ven biển thời kỳ 1993-2014 tăng khoảng 3,34mm/năm, thiên tai gia tăng cả về cường độ và tần suất.

Trên địa bàn tỉnh Bình Dương, giai đoạn 1980 - 2018, nhiệt độ trung bình tăng 0,0220C/năm (trong gần 30 năm qua tăng hơn 0,60C), lượng mưa trung bình tăng 8,17mm/năm, các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, diễn biến khí hậu không theo quy luật, xâm nhập mặn… ngày càng gia tăng.

Nhận thức rõ tính nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, tỉnh Bình Dương đã sớm định hình xây dựng các chương trình hành động.

Sau 5 năm thực hiện Kế hoạch BVMT và ƯPVBĐKH tỉnh Bình Dương, về cơ bản tiến độ thực hiện các dự án, nhiệm vụ của  tỉnh đạt yêu cầu đề ra. Tất cả 10/10 chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch BVMT và Chiến lược BVMT quốc gia đều đã đạt được và vượt kế hoạch đề ra. 

{keywords}
Bình Dương đã xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Ảnh minh họa

Đối với 13 dự án ưu tiên đầu tư, có 7 dự án đã hoàn thành, 6 dự án đã triển khai thi công, trong đó có nhiều hạng mục quan trọng mang tính cấp thiết được ưu tiên thực hiện trước và đã hoàn thành đưa vào sử dụng; tổng kinh phí đã giải ngân là 9.575 tỷ đồng, đạt 79,4% so với kế hoạch 5 năm.

Đối với 23 nhiệm vụ trọng tâm, 18 nhiệm vụ đã hoàn thành, 2 nhiệm vụ đã triển khai và đang tiếp tục thực hiện, còn lại 3 nhiệm vụ do nhiều nguyên nhân khách quan nên tạm ngưng thực hiện; tổng kinh phí đã giải ngân là 41,664 tỷ đồng, đạt 61,3% so với kế hoạch 5 năm. Tổng kinh phí đã giải ngân để thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư và nhiệm vụ trọng tâm trong Kế hoạch BVMT giai đoạn 2016 – 2020 là gần 9.616,664 tỷ đồng, đạt gần 79 % so với kế hoạch 5 năm.

Lồng ghép nội dung ứng phó biến đổi khí hậu vào Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030

Để tiếp tục phát huy các kết quả đạt được của Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh ở giai đoạn trước, xây dựng và cập nhật kế hoạch hành động thích ứng, ứng phó biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện của tỉnh Bình Dương trong tình hình hiện nay, đồng thời triển khai thực hiện Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bình Dương đã ban hành Kế hoạch Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 với mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả hành động ứng phó và thích ứng biến đổi khí hậu thông qua tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu vào Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050; tăng cường khả năng chống chịu và nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái thông qua việc: đầu tư, nâng cấp các công trình phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu trong các ngành, lĩnh vực của tỉnh; nâng cao nhận thức, năng lực về ứng phó biến đổi khí hậu; nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, tiên tiến trong thích ứng biến đổi khí hậu; giảm phát thải khí nhà kính.

Nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2021-2030, lồng ghép nội dung ứng phó biến đổi khí hậu vào Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 đảm bảo đủ năng lực, nguồn lực ứng phó chủ động, hiệu quả với biến đổi khí hậu; lập kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu cho các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh như: năng lượng, công nghiệp, xây dựng, giao thông, nông nghiệp, y tế, du lịch, tài nguyên và môi trường…

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh hợp tác quốc gia và quốc tế về biến đổi khí hậu; thích ứng với biến đổi khí hậu, cải tạo cơ sở hạ tầng nhằm tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của các ngành, các lĩnh vực, nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, tiên tiến trong nhất là trong các lĩnh vực năng lượng, xử lý chất thải nhằm thích ứng biến đổi khí hậu; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, đẩy mạnh sản xuất và sử dụng phân hữu cơ, thu hồi khí mêtan nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và xử lý chất thải, tăng cường bảo vệ, quản lý, bảo tồn diện tích rừng hiện có, nâng cao tỉ lệ che phủ nhằm tăng cường khả năng hấp thụ khí nhà kính.

Tầm nhìn đến năm 2050, tiếp tục lồng ghép nội dung về biến đổi khí hậu trong tất cả các chương trình, kế hoạch, chiến lược.. của các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, ứng phó tốt với biến đổi khí hậu; tiếp tục tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người, cơ sở hạ tầng, các hệ thống tự nhiên nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an ninh nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, sức khỏe cộng động, bảo vệ tài nguyên trong bối cảnh biến đổi khí hậu và an toàn trước thiên tai; bảo vệ, bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học và hệ sinh thái tự nhiên, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái tự nhiên; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành và hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu.

Cửu Long